Điều kiện rút lại hồ sơ đi xuất khẩu lao động

0
1270
Điều kiện rút lại hồ sơ đi xuất khẩu lao
động. Trường hợp nào được rút hồ sơ đi xuất khẩu lao động mà không phải bồi
thương.


Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư,tôi có tham gia chương trình xuất khẩu
lao động của 1 công ty tôi đã đặt cọc 1000 đô, công ty đã báo tôi trúng tuyển 2 lần nhưng đều không
đi được do phía công ty cứ nói lý do này nọ. Đến lần thứ 3 công ty lại báo tôi trúng tuyển 1 công
ty khác và đã báo ngày làm visa. Trong quá trình đợi ngày làm visa tôi không muốn đi nữa và
muốn rút lại hồ sơ. Tôi muốn hỏi luật sư tôi có thể lấy lại tiền của mình không? Xin cám ơn luật
sư?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của V-LAw. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

– Căn cứ Điều 7 Điều 8 Thông tư 22/2013/TT-BLĐTBXH
quy định về quy định mẫu và nội dung của hợp đồng cung ứng lao động và hợp đồng đưa người lao động
đi làm việc ở nước ngoài như sau:

“Điều 7. Định
nghĩa

Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp với người lao động về
quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài.”

“Điều 8. Nội
dung

1. Thông tin về các bên tham gia ký kết hợp
đồng

Thông tin về doanh nghiệp, tổ chức sự
nghiệp bao gồm: Tên đầy đủ, tên giao dịch; Người đại diện; Địa chỉ đăng ký kinh doanh và địa chỉ
giao dịch; số Giấy phép chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, ngày cấp, mã số thuế
(nếu có), số tài khoản; Điện thoại, fax, email; các thông tin liên quan
khác.

Thông tin về người lao động bao gồm: Họ và tên;
ngày tháng năm sinh; hộ khẩu thường trú; địa chỉ liên lạc; số điện thoại; số chứng minh thư nhân
dân; số hộ chiếu và địa chỉ báo tin khi cần thiết.

2. Trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm
việc ở nước ngoài phải quy định cụ thể:

– Tên Công ty sử dụng lao động và địa điểm
làm việc;

– Ngành nghề, công việc mà người lao động
sẽ đảm nhận ở nước ngoài;

– Điều kiện làm việc, sinh hoạt và chế độ
đối với người lao động:

+ Thời hạn hợp đồng;

+ Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi;

+ Tiền lương, các chế độ khác và tiền thưởng
(nếu có);

+ Hình thức trả lương;

+ Tiền làm thêm giờ;

+ An toàn, vệ sinh và bảo hộ lao
động;

+ Điều kiện ăn, ở, sinh
hoạt;

+ Chế độ khám bệnh, chữa
bệnh;

+ Chế độ bảo hiểm;

+ Quy định rõ trách nhiệm bố trí phương tiện đưa
đón lao động và chi trả chi phí giao thông từ Việt Nam đến điểm nhập cảnh tại nước tiếp nhận lao
động, từ điểm nhập cảnh tại nước tiếp nhận lao động đến nơi lao động làm việc và ngược
lại;

+ Quy định cụ thể, chi tiết các trường hợp người
lao động về nước trước hạn và trách nhiệm của các bên trong việc chi trả chi phí giao thông cho
người lao động về nước;

+ Các chi phí đối với người lao động: tiền môi
giới (nếu có); tiền dịch vụ (nếu có); tiền ký quỹ (nếu có);

+ Quy định cụ thể về mức tiền, đồng tiền dùng để
thanh toán, lộ trình thanh toán (tiến độ, thời điểm, phương thức thanh toán) đối với tiền môi giới,
tiền dịch vụ, tiền ký quỹ (nếu có).

3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tổ
chức sự nghiệp

Trong hợp đồng phải quy định cụ thể quyền và
nghĩa vụ của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp trong việc tổ chức tuyển chọn, đào tạo lao động trước
xuất cảnh, làm các thủ tục đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, hỗ trợ lao động trong quá trình
làm việc ở nước ngoài, xử lý các rủi ro phát sinh trong quá trình lao động làm việc ở nước ngoài và
thanh lý hợp đồng.

4. Quyền và nghĩa vụ của người lao
động

Trong hợp đồng phải quy định cụ thể quyền và
nghĩa vụ của người lao động trong quá trình đào tạo và làm thủ tục xuất cảnh, trong thời gian làm
việc ở nước ngoài, kết thúc hợp đồng và trở về nước.

5. Thanh lý hợp đồng

Các bên có trách nhiệm quy định cụ thể về: Các
trường hợp dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng; Trình tự thủ tục chấm dứt hợp đồng bởi các bên; Trách
nhiệm của các bên sau khi chấm dứt hợp đồng.

6. Giải quyết tranh
chấp

Các tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng
được giải quyết trên cơ sở hợp đồng đã ký kết có hiệu lực pháp luật; các tranh chấp chưa được thỏa
thuận trong hợp đồng thì giải quyết trên cơ sở quy định của pháp luật có liên
quan.”

1900.6198

Trong trường hợp của bạn, việc bạn có lấy lại được
số tiền đặt cọc hay không phụ thuộc vào nội dung các điều khoản đã giao kết trong hợp đồng của bạn
với công ty. Trong trường hợp công ty vi phạm hợp đồng về thời hạn đưa lao động đi nước ngoài thì
áp dụng điều khoản phạt vi phạm hợp đồng đối với công ty. Hoặc trường hợp hợp đồng có điều khoản
quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động khi quá thời hạn mà người lao
động không được đưa đi làm việc tại nước ngoài thì bạn có thể được trả lại tiền đặt cọc theo thoả
thuận trong hợp đồng.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật dân sự của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây