Đi xuất khẩu lao động có phải đặt cọc tiền không?

0
1360
Đi xuất khẩu lao động có phải đặt cóc tiền
không? Người lao động không đi xuất khẩu lao động có được nhận lại tiền cọc.


Tóm tắt câu hỏi:

Công ty cổ phần dịch vụ A (trụ sở chính tại số
10 phố X, quậnY,  thành phố H) là doanh nghiệp có chức năng đưa người lao động đi làm việc tại
nước ngoài. Ngày 14/6/2012, công ty A ký hợp đồng đưa anh B đi làm việc ở công ty X tại Nhật Bản
thời hạn 3 năm. Hợp đồng có thỏa thuận anh B có trách nhiệm đặt cọc cho công ty A 10.000.000 USD.
Quá trình làm việc tại Nhật Bản, anh B đã nhiều lần vi phạm hợp đồng lao động và đã bị nhắc nhở
bằng văn bản. Ngày 20/4/2015 công ty X ( Nhật Bản) cho anh B về nước trước thời hạn vì lý do anh
thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng. Cho rằng việc mình bị về nước trước thời hạn
là không đúng, hơn nữa công ty phía bên Nhật Bản còn chưa trả lương tháng 4 cho anh nên anh muốn
gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết quyền lợi cho mình. Cho tôi hỏi việc công
ty A yêu cầu anh B đặt cọc là đúng hay sai? Tại sao?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của V-LAw. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được

đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

 Luật sư tư vấn:

Căn cứ Khoản 2 Mục V

Bộ luật lao đ
ộng 2012
quy định
việc

ký Hợp
đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài như sau:

– Doanh nghiệp dịch vụ ký hợp đồng với người lao
động ít nhất năm ngày trước khi người lao động xuất cảnh và chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ của
người lao động;

– Doanh nghiệp dịch vụ chỉ được thu tiền dịch vụ
và tiền môi giới của người lao động sau khi ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
với người lao động và người lao động được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc cấp thị thực
nhập cảnh (visa).

Như vậy, công ty cổ phần dịch vụ A có chức năng đưa
người lao động ra nước ngoài làm việc chỉ được thu tiền là các khoàn dịch vụ, môi
giới.

Điều 20 Bộ luật lao động 2012 những hành vi
người sử dụng lao động không được làm khi giao két, thực hiện hợp đồng lao động
gồm:

– Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng
chỉ của người lao động.

– Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện
pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao
động.


>>> Luật sư tư vấn pháp
luật lao động qua tổng đài:
 1900.6198

Công ty A yêu cầu người lao động đặt cọc 10
triệu USD là hành vi trái quy định của pháp luật. Theo quy định tại Khoản 4 Điều
1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP thì hành vi buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng
tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
25.000.000 đồng, đồng thời phải buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của ngừi lao động cồng với
khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn
cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây