Hồ sơ, thủ tục đổi giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động

0
1250
Khi doanh nghiệp muốn thay đổi giấy phép
hoạt động xuất khẩu lao động thì doanh nghiệp phải nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền để được cấp
đổi.


Xuất khẩu lao động là hoạt động đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở
nước ngoài.

Xuất khẩu lao động không những giải quyết việc làm, giảm tỉ
lệ thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước mà còn đẩy mạnh
hợp tác kinh tế, văn hoá khoa học kỹ thuật….giữa Việt Nam và các nước trên thế giới theo nguyên tắc
bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Do đó, đẩy mạnh xuất khẩu lao động là một khâu quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế của đất nước.

Muốn hoạt động xuất khẩu lao động thì cơ sở hoạt động xuất
khẩu lao động phải có giấy phép hoạt động, khi cơ sở đó muốn thay đổi giấy phép hoạt động xuất khẩu
lao động thì phải tiến hành theo một tình tự nhất định.

Theo quy định tại Điều 78 Luật người Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng quy định về hồ sơ, thủ tục đổi giấy phép hoạt động xuất khẩu lao
động.

Hồ sơ đổi Giấy phép, bao
gồm:

Thứ nhất, văn bản đề nghị của doanh
nghiệp.

Thứ hai, giấy phép hoạt động xuất
khẩu lao động đã được cấp.

Thứ ba, văn bản chứng minh đủ điều
kiện về vốn pháp định quy định tại khoản 2 Điều 8 và các điều kiện quy định tại Điều 9
của

.

Thủ tục đổi Giấy phép được quy định như
sau:

Thứ nhất, trong thời hạn mười lăm
ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1 Điều 78

, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội xem xét đổi Giấy phép cho doanh nghiệp, nếu không đổi Giấy phép phải trả lời và nêu
rõ lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.

 

Thứ hai, trong thời gian kể từ ngày
doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ hợp lệ cho đến khi được đổi Giấy phép mới, doanh nghiệp được tiếp tục
hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Doanh nghiệp phải chấm dứt hoạt động dịch vụ đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong các trường hợp sau
đây:

Thứ nhất, sau một trăm tám mươi
ngày, kể từ ngày

có hiệu lực mà doanh nghiệp không nộp đủ hồ sơ đổi Giấy phép
quy định tại khoản 1 Điều 78

.

Thứ hai, kể từ ngày doanh nghiệp
nhận được văn bản thông báo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc không đổi Giấy phép cho
doanh nghiệp.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây