Điều kiện thành lập trường dạy nghề và công ty dịch vụ xuất khẩu lao động?

0
1211
Điều kiện thành lập trường dạy nghề và công
ty thực hiện dịch vụ xuất khẩu lao động? Điều kiện xuất khẩu lao động sang nước
ngoài.


Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư! Em muốn thành lập trường dạy nghề
để xuất khẩu lao động và công ty xuất khẩu lao động thì cần những điều kiện gì? Và điều kiện
để xuất khẩu lao động sang nước Đức, Nhật, Mỹ thì như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của V-LAw. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Nội dung tư vấn:

Cơ  sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức dưới 3 hình
thức:

– Trung tâm giáo dục nghề nghiệp;

– Trường trung cấp;

– Trường cao đẳng.

Trong trường hợp bạn muốn thành lập trường dạy nghề
(trường trung cấp, trường cao đẳng) thì cần đáp ứng những điều kiện sau:

Thứ nhất, với trường trung cấp theo Điều 6 Thông tư
24/2011/TT-BLĐTBXH thì điều kiện như sau:

– Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề
của cả nước trong từng thời kỳ và quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới trường trung cấp nghề
của Bộ, cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị – xã hội, Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh.

– Số nghề đào tạo trình độ trung cấp tối thiểu là 3
nghề. Quy mô đào tạo tối thiểu 100 học sinh đối với trường trung cấp nghề tư thục và 500 học sinh
đối với trường trung cấp nghề công lập.

– Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng,
đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất, trình độ chuẩn và kỹ năng nghề theo quy định tại
Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề, trong đó:

+ Tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối
đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên;

+ Tỷ lệ giáo viên cơ hữu ít nhất là 70% đối với
trường trung cấp nghề công lập, 50% đối với trường trung cấp nghề tư thục và đảm bảo có giáo viên
cơ hữu cho từng nghề đào tạo.

– Cơ sở vật chất và thiết bị dạy
nghề

Cơ sở vật chất phù hợp với quy mô, trình độ
đào tạo của từng nghề và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60:
2003 “Trường dạy nghề – Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành Quyết định số
21/2003/QĐ-BXD ngày 28/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Cụ thể:

+ Diện tích đất sử dụng tối thiểu là 10.000
m2 đối với khu vực đô thị và 30.000 m2 đối với khu vực ngoài đô
thị;

+ Phòng học lý thuyết, thực hành đáp ứng được quy mô
đào tạo theo quy định. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu 1,5 m2/chỗ học, diện tích
phòng học thực hành tối thiểu từ 4 – 6 m2/chỗ thực hành;

+ Xưởng thực hành đủ tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu
thực hành theo chương trình dạy nghề trình độ trung cấp;

+ Phòng học chuyên môn đáp ứng yêu cầu giảng dạy và
học tập theo chương trình dạy nghề trình độ trung cấp;

+ Thư viện có chỗ ngồi đáp ứng yêu cầu nghiên cứu
của cán bộ, giáo viên và học tập của học sinh;

+ Có đủ diện tích để phục vụ cho học sinh và giáo
viên rèn luyện thể chất theo tiêu chuẩn thiết kế;

+ Có phòng y tế với trang thiết bị đáp ứng tối thiểu
điều kiện chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, giáo viên và học sinh trong trường.

Thiết bị dạy nghề:

+ Có đủ thiết bị dạy lý thuyết và thực hành phù hợp
với nghề, trình độ và quy mô đào tạo theo quy định.

– Về khả năng tài chính

Có đủ khả năng tài chính đảm bảo cho việc đầu tư và
hoạt động của trường trung cấp nghề. Nguồn vốn thành lập trường trung cấp nghề tối thiểu là 15 tỷ
đồng Việt Nam, được đóng góp bằng các nguồn vốn hợp pháp, không kể giá trị về
đất.

Thứ hai, đối với trường cao đẳng nghề theo Điều
3

như sau:

– Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề
của cả nước trong từng thời kỳ và quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề của
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ), cơ quan Trung ương của Tổ
chức chính trị – xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung
là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

– Số nghề đào tạo trình độ cao đẳng tối thiểu là 03
nghề. Quy mô đào tạo tối thiểu 200 học sinh, sinh viên đối với trường cao đẳng nghề tư thục và 700
học sinh, sinh viên đối với trường cao đẳng nghề công lập.

– Đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý đủ
về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất, trình độ chuẩn và kỹ năng nghề theo
quy định tại

ngày 29/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề, trong đó:

+ Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi trên giảng viên,
giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh, sinh viên trên 01 giảng viên, giáo viên;

+ Có ít nhất 15% giảng viên dạy trình độ cao đẳng
nghề có trình độ thạc sỹ trở lên;

+ Tỷ lệ giảng viên, giáo viên cơ hữu ít nhất là 70%
đối với trường cao đẳng nghề công lập; 50% đối với trường cao đẳng nghề tư thục và đảm bảo có giảng
viên, giáo viên cơ hữu cho từng nghề đào tạo.

– Cơ sở vật chất và thiết bị dạy
nghề

Cơ sở vật chất phù hợp với quy mô, trình độ đào tạo
của từng nghề và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60:
2003  “Trường dạy nghề – Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành theo Quyết định số
21/2003/QĐ-BXD ngày 28/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Cụ thể:

+ Diện tích đất sử dụng tối thiểu là 20.000
m2 đối với khu vực đô thị và 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô
thị;

+ Phòng học lý thuyết, thực hành đáp ứng được quy mô
đào tạo theo quy định. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu 1,5 m2/chỗ học, diện tích
phòng học thực hành tối thiểu từ 4- 6 m2/chỗ thực hành;

+ Xưởng thực hành đủ tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu
thực hành theo chương trình dạy nghề trình độ cao đẳng;

+ Phòng thí nghiệm/thực nghiệm và phòng học chuyên
môn đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu theo chương trình dạy nghề trình độ cao
đẳng;

+ Thư viện có chỗ ngồi đáp ứng yêu cầu nghiên cứu
của cán bộ, giảng viên, giáo viên và học tập của học sinh, sinh viên;

+ Có đủ diện tích để phục vụ cho học sinh, sinh viên
và giảng viên, giáo viên rèn luyện thể chất theo tiêu chuẩn thiết kế;

+ Có phòng y tế với trang thiết bị đáp ứng tối thiểu
điều kiện chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, giảng viên, giáo viên và học sinh, sinh viên trong
trường.

– Thiết bị dạy nghề:

Có đủ thiết bị dạy lý thuyết và thực hành phù hợp
với nghề, trình độ và quy mô đào tạo theo quy định.

– Về khả năng tài chính

Có đủ khả năng tài chính đảm bảo cho việc đầu tư và
hoạt động của trường cao đẳng nghề. Nguồn vốn thành lập trường cao đẳng nghề tối thiểu là 30 tỷ
đồng Việt Nam được đóng góp bằng các nguồn vốn hợp pháp, không kể giá trị về đất
đai.

Việc thành lập, cho phép thành lập phân
hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trường khi đảm bảo điều kiện sau:

– Việc thành lập, cho phép thành lập phân hiệu/cơ sở
đào tạo khác thuộc trường phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất và thiết bị dạy
nghề, đội ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề và các điều kiện đảm bảo khác để
giảng dạy các nghề theo quy mô dự kiến đào tạo tại phân hiệu/cơ sở đào tạo đó;

– Nếu thành lập phân hiệu/cơ sở đào tạo trên địa bàn
các tỉnh khác còn phải có văn bản đồng ý về chủ trương thành lập phân hiệu/cơ sở đào tạo của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi trường dự kiến thành lập phân hiệu/cơ sở đào
tạo.

Còn  đối với trường hợp bạn muốn thành lập công
ty xuất khẩu lao động thì phải đáp ứng điều kiện theo Điều 8 Luật người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006 như sau:

– Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy
định của pháp luật Việt Nam;

– Vốn pháp định của doanh nghiệp hoạt động dịch
vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là 5 tỷ đồng.

–  Doanh
nghiệp phải được cấp Giấy phép phải trực tiếp tổ chức hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi
làm việc ở nước ngoài.

Điều kiện cấp giấy phép
:

– Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc
ở nước ngoài;

– Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần
thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm
việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp
lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ
chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm
việc ở nước ngoài;

 

>>> Luật sư tư vấn pháp
luật lao động qua tổng đài:
 1900.6198

– Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm
trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và
quan hệ quốc tế;

– Có tiền ký quỹ với mức  là 1 tỷ
đồng.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật doanh nghiệp của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây