Luật sư tư vấn nguyên tắc xử lý kỷ luật người lao động

0
1203

Luật sư tư vấn nguyên tắc xử lý kỷ luật người lao
động. Hình thức xử lý kỷ luật lao động.

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi muốn Luật sư tư vấn cho tôi trường hợp này: Bạn
tôi công tác tại ngân hàng đã được 18 năm, hiện đang làm nhân viên tín dụng, trưởng phòng có
phân công theo dõi 01 dự án đã thực hiện nhiều năm, bản thân trước đây cũng đã theo dõi dự án này
trước năm 2013, nhưng do 1 số lý do khách quan nên dự án bị  ngừng 1 thời gian, năm đó có phân
loại cán bộ và đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ, dự án chuyển cho 1 cán bộ khác theo dõi, nay lại
phân lại cho bạn tôi phụ trách. Vì thấy bản thân trước đây không làm tốt nhiệm vụ này đã từ chối
không nhận dự án, bản thân cũng phân tích lý do nhưng không được chấp thuận. Do vậy lãnh đạo đơn vị
xem xét văn bản để kỷ luật như vậy có đúng không? Nếu kỷ luật thì ở mức nào?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT V-Law. Với thắc mắc của bạn, Công
ty LUẬT V-Law xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Căn cứ Điều 123 Bộ luật lao động năm
2012 quy định nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động như sau:

“Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật
lao động

1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như
sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được
lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập
thể lao động tại cơ sở;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào
chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham
gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập
thành biên bản.

2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ
luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều
hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi
vi phạm nặng nhất.

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với
người lao động đang trong thời gian sau đây:

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự
đồng ý của người sử dụng lao động;

b) Đang bị tạm giữ, tạm
giam;

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền
điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ
luật này;

d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao
động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

1900.6198

5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người
lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.”

Điều 125 Bộ luật lao động 2012 quy định các
Hình thức xử lý kỷ luật lao động như sau:

“Điều 125. Hình thức xử lý kỷ luật lao
động

1. Khiển trách.

2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng;
cách chức.

3. Sa thải.”

Nếu người sử dụng lao động muốn xử lý kỷ luật người
lao động thì người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động và phải xử lý kỷ
luật theo trình tự, thủ tục theo luật định. Tùy theo mức độ vi phạm của người lao động
sẽ áp dụng hình thức xử lý kỷ luật tương ứng theo quy định trên.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây