Điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động

0
1261

Luật sư tư vấn về trợ cấp thôi việc. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người lao động được hưởng những chế độ gì? Văn bản pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này, cụ thể như sau

Câu hỏi yêu cầu luật sư tư vấn như sau:

Tôi là một giáo viên trung học cơ sơ thuộc biên chế sở giáo dục. Tôi
thử việc vào tháng 9 năm 2004 và 12 tháng sau tức tháng 5 năm 2005 tôi được vào biên chế chính
thức. Từ thời gian đó tới nay tôi công tác giảng dạy tại 1 trường trung học cơ sở chưa chuyển
trường lần nào, hiện lương tôi đang ở hệ số 3.0. Tháng 9 năm nay tôi muốn xin nghỉ việc để đi học
ngành khác. Vậy xin cho hỏi trong thời gian tôi xin nghỉ việc và không có việc làm (để có thời gian
đi học dự kiến vài năm) thì tôi sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp bao nhiêu tháng với bao nhiêu
phần trăm lương, và tôi có được hưởng thêm trợ cấp thôi việc hay các trợ cấp khác không và sẽ được
hưởng trong bao nhiêu tháng? Trợ cấp thôi việc sẽ do nhà nước trả hay do cơ quan tôi trả. Nhờ luật
sư góp ý giùm cho tôi xin cám ơn.

>> Tư vấn thắc mắc về trợ cấp BHXH gọi: 1900.6198

Công ty luật V-Law tư vấn cho bạn như sau:

I. Về trợ cấp thất nghiệp:

Theo quy định tại Điều 81 Luật bảo hiểm xã hội: Người thất nghiệp
được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

“1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong
thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp;

2. Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội;

3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký
thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều này”. 

Như vậy, nếu bạn có đủ điều kiện trên thì sẽ được hưởng trợ cấp thất
nghiệp. Bạn có thể tham khảo thêm về mức trợ cấp thất nghiệp và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp
dưới đây:

– Mức trợ cấp thất nghiệp: (Khoản 1 Điều 82 Luật bảo hiểm xã hội)

“Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền
lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi thất
nghiệp”.

– Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp: (Khoản 2 Điều 82 Luật bảo hiểm
xã hội)

+ Ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu
tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;

+ Sáu tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai
tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;

+ Chín tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm
bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;

+ Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mươi bốn tháng đóng
bảo hiểm thất nghiệp trở lên. 

II. Về trợ cấp thôi việc:

Trường hợp của bạn là viên chức xin thôi việc theo nguyện vọng, bạn
được hưởng trợ cấp thôi việc nếu đã được cơ quan, đơn vị và người có thẩm quyền đồng ý cho nghỉ
việc.

Theo Điều 39 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP quy định, trợ cấp thôi việc
đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 31/12/2008 trở về trước được tính như sau:

– Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng ½ tháng lương hiện hưởng,
gồm: Mức lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung,
phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);

– Mức trợ cấp thấp nhất bằng 1 tháng lương hiện hưởng;

– Trường hợp viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7/2003, thời
gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức
có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31/12/2008.

– Trường hợp viên chức được tuyển dụng từ ngày 1/7/2003 trở về
sau, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc theo hợp đồng làm
việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31/12/2008.

– Trợ cấp thôi việc đối với thời gian công tác của viên chức từ
ngày 1/1/2009 đến nay được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ cấp thất nghiệp.

Viên chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc và được xác nhận
thời gian có đóng Bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Như vậy, thời gian để tính trợ cấp thôi việc của bạn tính từ khi bạn
có quyết định tuyển dụng cho đến 31/12/2008.

Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được lấy từ nguồn tài chính
của đơn vị sự nghiệp công lập.

———–

Câu hỏi thứ 2 – Mức Hưởng BHXH một lần?

Xin chào luật sư!  em có câu hỏi về vấn đề bảo hiểm xã hội mong
luật sư tư vấn giúp. Em tham gia bảo hiểm từ 08/2015 – 12/2016. Đến ngày 24.01.2017 em nghỉ việc và
có quyết định cho nghỉ. Các khoảng thời gian em đóng bảo hiểm cụ thểTừ 08/2015 – 12/2015 :
3.350.000vndTừ 01/2016 – 12/2016: 3.800.000vnd. Tổng thời gian là 1 năm 5 tháng. Em muốn hỏi làm
thế nào để nhận Bảo hiểm xã hội 1 lần, và có phải là ngày 25/01/2018 em có thể lên trung tâm bảo
hiểm để đăng ký nhận hay không? Em có tìm hiểu các giấy tờ kèm theo vì do em chỉ ở trọ để đi
làm trong thành phố nên không có sổ tạm trú. Vậy có được không ạ?  Vậy mong luật sư tư
vấn giúp em thời gian nào em sẽ được nhận chế độ bảo hiểm 1 lần, mức được hưởng và các giấy tờ cần
mang theo ạ.Rất mong sự phản hồi từ luật sưEm xin chân thành cảm ơn.

Trả lời: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin
tưởng và gửi đề nghị tư vấn, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần 

1. Người lao động quy định tại
khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một
trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo
quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc
theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp
tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Ra nước ngoài để định
cư;

c) Người đang bị mắc một trong
những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm
HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

d) Trường hợp người lao động quy
định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không
đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội
một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như
sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân
tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân
tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c) Trường hợp thời gian đóng bảo
hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02
tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một
lần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo
hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm
xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Như vậy, thời điểm nghỉ việc ngày 24/1/2017 nên để được hưởng thì ít
nhất sau một năm – tức đến tháng 2/2018 bạn có thể làm thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một
lần. Mức hưởng được tính 3 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (do mỗi năm
đóng bảo hiểm sau năm 2014 được tính bằng 2 tháng tiền lương).

Về thủ tục hưởng:

+ Sổ bảo hiểm xã hội.

+ Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội
một lần của người lao động.

(hồ sơ nộp trực tiếp cơ quan bảo hiểm quận/huyện nơi bạn cư trú
(thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú).

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây