Lao động nữ mang thai có được nghỉ phép không hưởng lương không?

0
1412

Lao động nữ mang thai có được nghỉ phép không hưởng lương không? Quy định về đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ không hưởng lương.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Quy định về nghỉ phép không hưởng lương

Điều 115 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau: “1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây: a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày; b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày; c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày. 2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn. 3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương”.

Như vậy nghỉ phép không hưởng lương là việc người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động trừ những trường hợp kết hôn; cha, mẹ, vợ, chồng, con, ông, bà, anh, chị chết.

Lao động nữ mang thai có được nghỉ phép không hưởng lương không?

Lao động nữ đang trong quá trình mang thai tháng thứ 6 xin nghỉ phép 01 tháng không hưởng lương. Và thời gian 1 tháng không hưởng lương thì không được đóng bảo hiểm xã hội. Bởi:

Theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì điều kiện để hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con là lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Hoặc lao động nữ đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà phải nghỉ việc trong thời gian mang thai để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì chỉ cần đáp ứng điều kiện đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Như vậy, lao động nữ nếu đáp ứng đủ điều kiện tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì sẽ được hưởng chế độ thai sản.

Về thời gian hưởng chế độ thai sản thì căn cứ khoản 1 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau: “1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng”.

Theo đó, thời gian để bạn được nghỉ hưởng chế độ thai sản trước sinh tối đa là không quá 2 tháng.

Đồng thời, Căn cứ Khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Pháp luật không điều chỉnh cụ thể về thời gian nghỉ không hưởng lương, thời gian nghỉ không hưởng lương hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Do đó, lao động nữ hoàn toàn có thể thỏa thuận với người lao động về việc nghỉ không lương sau khi đã nghỉ một tháng. Nếu người sử dụng lao động đồng ý thì lao động nữ ấy sẽ tiếp tục được nghỉ không hưởng lương. Và việc nghỉ không lương không ảnh hưởng đến việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ. Tuy nhiên, thời gian nghỉ hưởng không lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội. Nếu người sử dụng lao động không đồng ý thì lao động nữ sẽ không được nghỉ và phải quay lại làm việc. Trừ trường hợp bạn phải nghỉ việc trong thời gian mang thai để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.

Như vậy, trường hợp người lao động mang thai nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì đây được xem là thời gian có đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì sẽ không được tham gia đóng bảo hiểm xã hội.

Trong trường hợp người lao động đề xuất thỏa thuận nghỉ không hưởng lương với doanh nghiệp, thì doanh nghiệp có quyền xem xét đề xuất của người lao động và quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận. Doanh nghiệp không chấp thuận đề xuất của người lao động thì cũng không vi phạm pháp luật. Nếu người sử dụng lao động không đồng ý thì lao động nữ sẽ không được nghỉ và phải quay lại làm việc. Trừ trường hợp bạn phải nghỉ việc trong thời gian mang thai để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây