Lao động nữ mang thai có bắt buộc phải báo với công ty không?

0
774

Lao động nữ mang thai có bắt buộc phải báo với công ty không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên. 

        Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Lao động nữ mang thai có bắt buộc phải báo với công ty không?

Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về bảo vệ thai sản như sau:

“1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:

(i) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

(ii) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.

2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.

4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.”

Theo đó, đối với lao động nữ thuộc trường hợp quy định tại khỏn 2 Điều 137 Bộ luật lao động thì luật yêu cầu phải có thông báo với người sử dụng lao động biết để được chuyển sang môi trường làm việc không nguy hiểm, đọc hại.

Cũng có thể hiểu rằng, pháp luật ghi nhận những quyền lợi cho lao động nữ khi mang thai. Và lao động nữ là người biết rõ nhất tình trạng sức khỏe thai sản của mình. Do vậy, để được đảm bảo những quyền lợi mà pháp luật ghi nhận cần chủ động thông báo cho người sử dụng lao động biết về tình trạng thai sản của mình. Thực tế vẫn luôn có câu nói “không biết không có tội”, vì vậy nếu lao động nữ mang thai (thời kỳ đầu nhiều người sẽ không thể phát hiện ra được) nên chủ động báo cáo với người sử dụng lao động để kịp thời được áp dụng những chính sách về bảo vệ thai sản. Trường hợp không báo cáo nếu có vấn đề bất trắc xảy ra cũng rất khó quy kết trách nhiệm cho sự sai phạm của người sử dụng lao động.

Do đó, lao động nữ khi có thai cần cân nhắc và xem xét mọi điều kiện về quyền, lợi ích hợp pháp của mình để quyết định việc có thông báo mang thai cho người sử dụng lao động biết hay không.

Mang thai trong thời gian thử việc lao động nữ có bị buộc thôi việc không?

Khi được tuyển dụng, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc.

Đây là khoảng thời gian để người sử dụng lao động đánh giá chất lượng làm việc của người lao động. Đồng thời, cũng là thời gian người lao động dần làm quen với công việc được tuyển dụng.

Hợp đồng thử việc cần có nội dung sau:

(i) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

(ii) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

(iii) Công việc và địa điểm làm việc;

(iv) Thời hạn của hợp đồng lao động;

(v) Mức lương được hưởng

(vi) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

(vii) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

Theo đó, trong hợp đồng thử việc các bên phải ghi rõ về yêu cầu công việc để làm căn cứ đánh giá thử việc đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu khi kết thúc thời gian thử việc. Điều 27 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về kết thúc thời gian thử việc như sau:

” Điều 27. Kết thúc thời gian thử việc

(i) Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

(ii) Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.”

Theo đó, khi hết thời gian thử việc người sử dụng lao động cần chứng minh việc làm thử không đạt yêu cầu thì sẽ có quyền chấm dứt hợp đồng thử việc. Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều này có quy định trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc bất cứ lúc nào và không cần báo trước. Điều này có thể hiểu, tính ràng buộc của các bên trong việc giao kết hợp đồng thử việc không cao. Pháp luật không yêu cầu phải có lý do mới được hủy bỏ hợp đồng thử việc. Tuy vậy, về mặt logic thì nếu không vì lý do người lao động thử việc không đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động cũng sẽ không hủy bỏ hợp đồng thử việc.

Ngoài ra, hiện nay pháp luật không có quy định nào về việc người sử dụng lao động được quyền chấm dứt thử việc khi người lao động mang thai.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây