Sử dụng lao động là người khuyết tật có được không?

0
2773

Nhà nước bảo trợ quyền lao động, tự tạo việc làm của lao động là người khuyết tật, có chính sách khuyến khích và ưu đãi người sử dụng lao động tạo việc làm và nhận lao động là người khuyết tật vào làm việc. Chính vì vậy, trong các doanh nghiệp, người sử dụng lao động có thể sử dụng lao động là người khuyết tật.

Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

– Khái niệm người khuyết tật

Theo Khoản 1 Điều 2 Luật người khuyết tật năm 2010, người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn

– Sử dụng lao động là người khuyết tật được hay không?

Căn cứ theo quy định của Luật người khuyết tật năm 2010 quy định: Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật; sử dụng lao động là người khuyết tật tùy theo điều kiện cụ thể bố trí sắp xếp công việc, bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật; cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật phải thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về lao động đối với lao động là người khuyết tật.

Như vậy, doanh nghiệp có được sử dụng lao động là người khuyết tật nhưng phải thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về lao động đối với lao động là người khuyết tật.

– Sử dụng lao động là người khuyết tật và trách nhiệm của doanh nghiệp

Đảm bảo điều kiện lao động phù hợp với người  khuyết tật về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với người khuyết tật và thường xuyên chăm sóc sức khỏe của họ bằng việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 06 tháng/lần theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012

Phải tham khảo ý kiến lao động khuyết định khi quyết định chính sách liên quan đến họ, trong trường hợp vi phạm sẽ bị phạt từ 1 – 15 triệu đồng, đồng thời, buộc thực hiện theo đúng quy định nêu trên.

Không phân biệt người lao động khuyết tật với người lao động khác, trong trường hợp vi phạm, bị xử phạt từ 3 – 5 triệu đồng.

Không được sử dụng lao động khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: doanh nghiệp được sử dụng với trường hợp suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm. Ngoài ra, không được làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục do Bộ lao động thương binh và xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

Trong trường hợp vi phạm sẽ bị phạt từ 1 – 15 triệu đồng, đồng thời, buộc thực hiện theo đúng quy định nêu trên.

Bố trí cho người lao động khuyết tật được nghỉ phép năm 14 ngày áp dụng đối với người lao động khuyết tật có đủ 12 tháng làm việc.

– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây