Lao động dưới 18 tuổi có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?

0
1955

Xã hội ngày càng phát triển, nền kinh tế ngày càng đòi hỏi sức lao động. Thực tế, những đối tượng lao động dưới 18 tuổi ngày càng có xu hướng gia tăng. Vậy người lao động hợp pháp dưới 18 tuổi có phải đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hay không?

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Hồ Thị Ngọc Ánh – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân là khoản thu của những người có mức thu nhập cao theo những quy định của pháp luật thì hằng tháng bắt buộc phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) là thuế trực thu của những người có thu nhập, được tích từ một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác của người có thu nhập vào ngân sách nhà nước sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh.

Về đặc điểm, thứ nhất, thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu

Thuế trực thu là loại thuế mà chủ thể nộp thuế cũng đồng thời là chủ thể gánh chịu thuế, nghĩa là chủ thể nộp thuế sẽ mất một phần thu nhập của chính mình vì thuế.

Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu bởi cá nhân có thu nhập chịu thuế là người nộp thuế, việc nộp thuế được tiến hành từ việc khấu trừ trực tiếp từ thu nhập của cá nhân đó mà không thông qua hành vi tiêu dùng hoặc chủ thể trung gian khác.

Do thuế trực thu trực tiếp điều tiết vào thu nhập, tài sản của tổ chức và cá nhân, có xem xét đến hoàn cảnh, điều kiện và khả năng đóng góp của người nộp thuế nên nó rất có tác dụng trong việc điều hoà thu nhập, góp phần giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập và tài sản giữa các tầng lớp dân cư. Tuy nhiên, thuế trực thu lại có hạn chế lớn là dễ gây phản ứng từ phía người nộp thuế hoặc dễ xảy ra tình trạng trốn, lậu thuế nếu quy định mức thuế suất cao. Hơn nữa, việc theo dõi, tính toán và thu thuế phức tạp, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân với diện thu thuế rộng và phân tán.

Thứ hai, thuế thu nhập cá nhân có đối tượng chịu thuế là thu nhập của cá nhân

Trong quá trình lao động, con người tạo ra thu nhập dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí phân loại. Mục đích của việc phân loại thu nhập là cơ sở cho việc phân định đối tượng chịu thuế của các sắc thuế khác nhau cũng như đặt ra cơ chế hành thu hiệu quả.

Khái niệm “thu nhập” hiện nay chưa được hiểu thống nhất nên vẫn còn nhiều điểm khác nhau. Chính vì vậy, các nhà làm luật thường chi liệt kê các quan khoản được coi là thu nhập của tổ chức, cá nhân mà không đưa ra khái niệm thu nhập.

Trong nền kinh tế thị trường, thu nhập của cá nhân phát sinh rất đa dạng. Nếu căn cứ vào hoạt động hoặc các giao dịch làm phát sinh thu nhập thì thu nhập bao gồm: thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; thu nhập từ lao động; thu nhập từ tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng; thu nhập từ thừa kế, tặng cho; thu nhập từ bản quyền; thu nhập do bồi thường; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ Nhà nước hoặc xã hội dành cho và các khoản thu nhập khác.

Thứ ba, việc đánh thuế thu nhập cá nhân thường áp dụng theo nguyên tắc thuế suất lũy tiến từng phần.

Thuế suất luỹ tiến được hiểu là việc áp dụng các thuế suất tăng dần đối với các nhóm đối tượng chịu thuế hoặc toàn bộ đối tượng chịu thuế. Theo đó, hiện nay thuế thu nhập cá nhân chủ yếu áp dụng thuế suất lũy tiến đối với thu nhập từ tiền công, tiền lương và thu nhập từ kinh doanh. Đặc điểm này xuất phát từ vai trò chủ yếu của thuế thu nhập cá nhân là điều tiết mạnh người có thu nhập cao, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Do vậy, việc sử dụng thuế suất lũy tiến từng phần sẽ đáp ứng được nhu cầu đó vì phần thu nhập tăng thêm càng cao thì sẽ phải tính thuế suất càng cao.

Thứ tư, thuế thu nhập cá nhân là loại thuế có tính ổn định không cao và phức tạp.

Đặc điểm này của thuế thu nhập cá nhân thể hiện ở chỗ các quy định về thu nhập chịu thuế, thu nhập không chịu thuế thường xuyên thay đổi theo từng biến động của nền kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ. Ngoài ra, các quy định như giảm trừ gia cảnh, về mức thuế suất cũng có sự thay đổi linh hoạt do thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập của cá nhân nên có tác động rất lớn đến mức sống của dân cư và chịu ảnh hưởng bởi giá cả trên thị trường.

Việc quản lý thuế thu nhập cá nhân tương đối khó khăn, chi phí quản lý thuế thường lớn hơn so với các loại thuế khác bởi ngoài việc xác định các khoản thu nhập chịu thuế còn phải xác định nguồn gốc thu nhập, thời hạn cư trú của chủ sở hữu, tính ổn định của thu nhập. Trong phần xác định thu nhập chịu thuế, phải xác định được các khoản khấu trừ hợp lý để tiến hành khấu trừ khi tính thuế nhằm đám bảo mục tiêu công bằng và khuyến khích đối với đối tượng nộp thuế.

Thứ năm, nguồn luật điều chỉnh quan hệ thuế thu nhập cá nhân bao gồm các văn bản pháp luật quốc gia và cả luật quốc tế.

Đây là đặc trưng của thuế thu nhập nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng. Hầu hết thuế thu nhập cá nhân của các quốc gia trên thế giới khổng chỉ áp dụng đối với công dân của mình mà còn áp dụng đối với người nước ngoài có thu nhập chịu thuế phát sinh trên lãnh thổ quốc gia đó. Dể tránh tình trạng đảnh thuế hai lần lên một đối tượng chịu thuế, các hiệp định tránh đánh thuế hai lần được ký kết giữa các quốc gia cũng là nguồn luật điều chỉnh quan hệ thuế thu nhập cá nhân.

Thuế thu nhập cá nhân góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước: Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người của cá nhân ngày càng tăng từ đó thuế thu nhập cá nhân sẽ góp phần quan trọng vào việc tăng thu cho ngân sách Nhà nước; Góp phần thực hiện công bằng xã hội: Thuế thu nhập cá nhân chỉ đánh vào thu nhập cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế; không đánh thuế vào những cá nhân có thu nhập vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết. Có nhiều nước còn có quy định miễn; giảm thuế cho những cá nhân mang gánh nặng xã hội.

Lao động dưới 18 tuổi có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?

Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân năm năm 2007, sửa đổi bổ sung năm 2015 quy định về đối tượng nộp thuế như sau: “1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. 2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn. 3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này”.

Như vậy Điều 2 nêu trên quy định chung là cá nhân chứ không phân theo độ tuổi hay giới hạn về độ tuổi vì vậy người dưới 18 tuổi hoàn toàn có thể phải nộp thuế khi đáp ứng các điều kiện: (i) Là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam; (ii) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt ở Việt Nam; (iii) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây