Không ký hợp đồng lao động và không đóng bảo hiểm xã hội có vi phạm?

0
1415
Không ký hợp đồng lao động và không đóng bảo
hiểm xã hội có vi phạm? Quy định về việc giao kết hợp đồng lao động.


Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư. Hiện tại tôi làm cho công ty đã 9
tháng, khi nhận việc tôi có nhận 1 thư mời nhận việc thay cho hợp đồng thử việc là 2 tháng, sau hai
tháng có bảng đánh giá sau thử việc là nhân viên chính thức, nhưng tới thời điểm giờ là tháng thứ 9
mà tôi vẫn chưa được ký hợp đồng lao động, không được tham gia bảo hiểm xã hội,…Nay công ty nói là
điều chuyển tôi qua nhân viên dọn vệ sinh (vì hiện tại tôi đang làm nhân viên hành chính nâhn sự)
và công ty tôi chưa được tham gia bảo hiểm như vậy luôn. Vậy cho tôi hỏi công ty có sai phạm không,
hình thức xử lý như thế nào? Tôi muốn kiện thì làm sao? Mong tin tư vấn từ luật
sư.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Căn cứ Điều 27 Bộ luật Lao động 2012 quy định
về thời gian thử việc như sau:

“Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức
độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều
kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức
danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức
danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ
thuật, nhân viên nghiệp vụ.[…]”

Điều 29 Bộ luật lao động 2012 quy định về kết
thúc thời gian thử việc như sau:

– Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao
động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

– Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ
thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu
cầu mà hai bên đã thoả thuận.

Như vậy, tùy vào từng trường hợp đối với yêu cầu của
công việc mà người sử dụng lao động lựa chọn thời gian thử việc khác nhau, sau khi kết thúc
thời gian thử việc, nếu người lao động đáp ứng yêu cầu đặt ra thì người sử dụng lao động phải thực
hiện giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. Trường hợp của bạn đã kết thúc 2 tháng
thời gian thử việc, đã có đánh giá đạt, thì công ty phải giao kết hợp đồng lao động đối với bạn.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 22 Bộ luật lao động thì trường hợp giao kết hợp đồng lao
động từ 3 tháng trở lên phải thành lập văn bản, trong khi đó bạn đã làm việc trên 3 tháng
nhưng công ty không ký kết hợp đồng lao động với bạn là trái quy định pháp
luật.

Đối với hành vi không ký hợp đồng lao động với bạn,
người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP
được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP như sau:

“1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một
trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên
3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động
không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường
hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của
pháp luật theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm
từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm
từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm
từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi
phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi
phạm từ 301 người lao động trở lên.”

Về việc điều chuyển công việc của bạn: Nếu
trong hợp đồng thử việc ban đầu có giao kết công việc là hành chính nhân sự, sau đó công
ty tự ý điều chuyển bạn sang làm nhân viên vệ sinh là trái hợp đồng do hai bên thỏa thuận ban
đầu.

Về việc công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho bạn:
Căn cứ

Điều 2
quy định đối tượng tham gia bảo hiểm
xã hội bắt buộc gồm:

“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối
tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác
định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một
công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký
kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy
định của pháp luật về lao động;[…]”

Như vậy, tính đến thời điểm trước ngày 1/1/2018 thì
người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên thuộc đối tượng bắt
buộc tham gia bảo hiểm xã hội. Trường hợp của bạn đã làm việc chính thức trên 3 tháng, công ty
phải tham gia bảo hiểm xã hội cho bạn, việc công ty không lập hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
cho bạn là trái với quy định, hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 26 Nghị
định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 88/2015/NĐ-CP như
sau:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng
đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không
tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hoặc tham gia không đúng mức quy
định.”

2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền
phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành
chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành
vi sau đây:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm
thất nghiệp;

b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất
nghiệp không đúng mức quy định;

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất
nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất
nghiệp.

3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền
phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành
chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã
hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội
bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

4. Biện pháp khắc phục hậu
quả:

a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội
bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1,
Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;

b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo
hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu
tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều
này.”

Như vậy, công ty bạn có nhiều hành vi vi phạm đến
quyền lợi người lao động thì bạn có thể làm đơn tố cáo gửi đến Hòa giải viên lao động
thuộc Phòng lao động thương binh xã hội hoặc làm đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện
nơi công ty có trụ sở để giải quyết.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây