Khái quát về kỷ luật lao động

0
1250

 

Khái quát về kỷ luật lao động

Kỷ luật lao động là những quy định về việc
tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao
động

– Khái
niệm: Theo quy định tại Điều 118 Bộ luật lao động quy định: “Kỷ luật lao động là những quy định
về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao
động.”

– Nội dung của kỷ luật lao động:

Kỷ luật lao động bao gồm các điều khoản quy định về hành vi
của NLĐ trong các lĩnh vực có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ lao động của họ như: số lượng, chất
lượng công việc cần đạt được, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, giữ gìn trật tự tại nơi làm
việc, an toàn lao động và vệ sinh lao động, bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, kinh doanh của tổ
chức, các hành vi vi phạm pháp luật lao động và trách nhiệm vật chất.

– Mục đích kỷ luật lao động:

Nhằm làm cho NLĐ làm việc dựa trên tinh thần hợp tác theo
cách thức thông thường và có quy củ, do đó kỷ luật tốt nhất chính là sự tự kỉ luật. Bởi vậy, người
làm công tác quản lý nguồn nhân lực cần làm cho mọi NLĐ hiểu được những mong đợi, yêu cầu của tổ
chức đối với bản thân họ. Từ đó, họ có thể định hướng cách thức làm việc có hiệu quả ngay từ khi
bắt đầu thực hiện công việc với một tinh thần làm việc hợp tác và phấn khởi.

– Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao
động

Điều 123 quy định:

“1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như
sau: 

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của
người lao động; 

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao
động tại cơ sở;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa,
nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của
cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật; 

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên
bản.

2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao
động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động. 

3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi
phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng
nhất. 

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao
động đang trong thời gian sau đây: 

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của
người sử dụng lao động;

b) Đang bị tạm giữ, tạm
giam; 

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra
xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật
này; 

d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động
nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. 

5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi
phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức
hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.”

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây