Khái niệm giải quyết tranh chấp lao động bằng Tòa án

0
1381

 

Khái niệm giải quyết tranh chấp lao động
bằng Tòa án hiểu thế nào? Quan điểm pháp lý về giải quyết tranh chấp lao động bằng Tòa
án?

Trong nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành
phần kinh tế đã hình thành nhiều quan hệ lao động, các quan hệ lao động này ngày càng trở nên đa
dạng và phức tạp, đan xen lẫn nhau. Nội dung của quan hệ pháp luật lao động là tổng thể các quyền
và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật lao động. Trong quan hệ pháp luật lao động,
không có chủ thể nào chỉ có quyền hoặc chỉ có nghĩa vụ, quyền của chủ thể này bao giờ cũng tương
ứng với nghĩa vụ của chủ thể phía bên kia và ngược lại tạo thành mối liên hệ pháp lý thống nhất
trong một quan hệ pháp luật lao động. Ngoài ra, các bên còn phải thực hiện và tôn trọng các quyền,
nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định để đảm bảo trật tự, lợi ích xã hội, bảo đảm môi trường lao động
và môi trường sống. Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa
các bên trong quan hệ lao động.

Trên đây là một định nghĩa so với định nghĩa về tranh chấp
lao động ở Bộ luật lao động 2006 quy định thì định nghĩa này ngắn gọn và đơn giản hóa về câu từ đi
rất nhiều. Bởi nó vẫn chỉ ra được nội dung tranh chấp và chủ thể tranh chấp. Tranh chấp lao động
chỉ phát sinh từ phía người lao động và người sử dụng lao động. Vì vậy trong định nghĩa không cần
nói cụ thể ta vẫn có thể hiểu được các bên trong quan hệ lao động gồm những ai. Những tranh chấp có
nguồn gốc phát sinh từ những mâu thuẫn phải giải quyết trong phạm vi quan hệ lao động mới được coi
là tranh chấp lao động. Còn những bất đồng của hai bên không xuất phát từ quá trình sử dụng, thuê
mướn lao động thì không được gọi là tranh chấp lao động. Và không phải mọi bất đồng giữa các bên
chủ thể quan hệ lao động đều coi là tranh chấp lao động mà chỉ có những bất đồng chưa được giải
quyết thôi.

Tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp giữa cá nhân người
lao động với chủ sử dụng lao động của mình về mối quan hệ lao động. Theo đó, cá nhân người lao động
muốn đòi quyền lợi hợp pháp về phía mình và tất yếu việc mẫu thuẫn giữa họ và chủ sử dụng lao động
nảy sinh. Tranh chấp cá nhân thường là những tranh chấp về các vấn đề trong hợp đồng lao động như
tranh chấp về tiền lương, thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hay chế độ hưởng thai sản đối với
công nhân nữ… Trong quá trình giải quyết tranh chấp, công đoàn thường chỉ tham gia với tư cách là
người bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động chứ không tham gia với tư cách là người đại diện
cho một bên tranh chấp. Tranh chấp cá nhân thường mang tính đơn lẻ, riêng rẽ, không có tính tổ chức
chặt chẽ. Tranh chấp lao động cá nhân hầu như không ảnh hưởng đến những quan hệ lao động khác và
giải quyết các tranh chấp này chủ yếu nhằm khôi phục các quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong
quan hệ lao động.

Khi tranh chấp lao động cá nhân xảy ra thì việc đầu tiên mà
các bên trong quan hệ lao động hướng tới đó là việc giải quyết tranh chấp này làm sao để tất cả đều
đảm bảo được quyền và lợi ích của mình. Có rất nhiều phương thức giải quyết tranh chấp lao động cá
nhân như : thương lượng, hòa giải hay tòa án

Thương lượng là phương thức được các bên trong tranh chấp lựa
chọn trước tiên vì đây là phương thức giải quyết đơn giản mà vẫn làm hài hòa nhất mối quan hệ giữa
các bên. Bằng cách cùng ngồi lại và thỏa thuận trực tiếp với nhau về những vẫn đề phát sinh, các
bên có thể cũng nhau đưa ra kết luận cuối cùng cho mọi bất đồng phát sinh. Trong trường hợp, các
bên không thống nhất được bằng phương thức giải quyết này thì có thể nhờ người trung gian hòa giải
và theo luật thì chủ thể có thẩm quyền hòa giải các bên là hòa giải viên lao động do cơ quan cấp
huyện cử ra. Nếu như đối với phương thức giải quyết thương lượng chỉ có hai bên tranh chấp thì
phương thức này lai thêm sự có mặt của người thứ ba làm trung gian hòa giải. Hòa giải viên lao động
sẽ là chủ thể đứng ra lắng nghe ý kiến của hai bên tranh chấp và từ đó đưa ra hướng giải quyết có
lợi nhất cho các bên. Ưu điểm của hai phương thức trên tiết kiệm chi phí, thời gian mà vẫn làm hài
hòa mối quan hệ giữa hai bên trong quan hệ tranh chấp. Nhưng nhược điểm của nó là tính hiệu quả
chưa cao, vì hiệu quả của nó phụ thuộc vào sự thiện chí thực hiện của các bên.

Còn đối với phương thức giải quyết bằng Tòa án là phương thức
giải quyết cuối cùng được các bên trong quan hệ tranh chấp lựa chọn nếu đã áp dụng các phương thức
giải quyết trên nhưng không thành. Việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng Tòa án tốn kém
chi phí, thời gian, công sức của các bên bởi theo một vụ kiện tại tòa thông thường phải mất từ 6
tháng đến một năm nhưng đổi lại quyết định, bản án của tòa có hiệu lực cao nhất.

Tất cả các phương thức trên đều có ưu và nhược điểm của
nó nhưng giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án là một phương thức hữu hiệu nhất mà mang
lại tính hiệu quả cao. Bởi chủ thể đứng ra giải quyết những bất đồng này là Tòa án. Tòa án nhân
danh Nhà nước sẽ ra quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật mang tĩnh cưỡng chế buộc các bên phải
tuân theo.

Như vậy: Giải quyết tranh chấp lao động  tại tòa án
là hoạt động giải quyết tranh chấp lao động do Tòa án là cơ quan tài phán mang tính quyền lực nhà
nước tiến hành với những trình tự, thủ tục nhất định và phán quyết được thi hành bằng biện pháp
cưỡng chế nhà nước.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây