Kế toán đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

0
1211

 

Kế
toán đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
của người lao động.

Tóm tắt câu hỏi:

Kính chào luật sư! Tôi đang gặp 1 vấn đề rất mong được luật sư giải đáp và
hướng dẫn cho tôi. Tôi làm cho công ty và ký hợp đồng là 1 năm Nay tôi viết đơn xin nghỉ là từ ngày
01/02/2016 và ngày thôi việc là 01/03/2016 Tuy nhiên Công ty bắt tôi phải bàn giao công việc khi
nào xong mới được nghỉ và tối thiểu là sau 60 ngày kể từ ngày viết đơn (tôi biết điều này là trái
quy định) nhưng công ty lấy lý do là vị trí công việc tôi làm là quan trọng (tôi làm kế toán) và
cần bàn giao kỹ lưỡng Tuy nhiên lúc trước khi tôi đến đây làm việc tôi được nhận bàn giao có 7 ngày
và vẫn phải xử lý công việc tồn đọng của kế toán cũ. Nay bên Công ty lại bắt tôi phải dậy cho người
mới bao giờ làm được việc mới cho tôi nghỉ Tôi thấy điều này là quá đáng vì khi nghỉ việc tôi chỉ
có trách nhiệm bàn giao công việc còn việc họ làm dược hay không phải do năng lực của họ chứ không
phải bắt tôi bỏ chất xám của mình ra để đi dạy người khác như vậy Nếu tôi không dậy họ làm thì tôi
không được thanh toán lương và chốt sổ bảo hiểm cũng như trả lại 12 ngày phép năm đầu tiên mà công
ty đã giữ lại của tôi (điều này cũng trái quy định pháp luật) Nhưng công ty vẫn làm như vậy với rất
nhiều người. Vậy trong trường hợp này tôi phải xử lý như thế nào để không bị gây khó khăn. Rất mong
nhận được tư vấn sớm của Luật sư Tôi xin chân thành cảm ơn!?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực
tuyến của V-law. Với thắc mắc của bạn, V-law xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Bộ luật lao động 2012 về quyền đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động:

“2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1
Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm
a, b, c và g khoản 1 Điều này;

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất
03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn
dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều
này;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo
trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật
này.

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời
hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết
trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật
này.”

Đồng thời theo quy định tại Điều 47 Bộ luật lao động 2012 về trách nhiệm của
người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động:

“1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết
hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt
hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao
động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên;
trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và
trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao
động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị
giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động
đã ký kết được ưu tiên thanh toán.”

Có thể thấy, những hành vi của công ty theo bạn nói thì công ty đã vi phạm
nhiều quy định của pháp luật lao động, xâm phạm tới quyền lợi hợp pháp, chính đáng của bạn. Để khắc
phục tình trạn này, trước hết bạn cần gửi đơn khiếu nại tới ban giám đốc công ty để được giải quyết
vì có thể việc quản lý người lao động sẽ không do ban giám đốc trực tiếp điều hành, hoặc nếu ban
giám đốc không đồng ý giải quyết, bạn có thể kiến nghị các cơ quan đại diện bảo vệ quyền lợi như
người lao động như công đoàn, liên đoàn lao động để đứng ra bảo vệ quyền lợi cho
mình.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây