Hỏi về chế độ xin nghỉ phép khi người lao động bị ốm

0
1198

Tôi có một cô cháu làm việc ở cơ quan nhà nước được 02 năm. Nay bị bệnh xin nghỉ phép 3 năm có được không?. Nếu được thì thực hiện theo văn bản nào?. Nếu hết phép 3 năm mà chưa hết bệnh thì nghỉ trị bệnh thực hiện theo văn bản pháp luật nào là có lợi nhất. Chân thành cảm ơn luật sư.!

>> Giải đáp thắc mắc về chế độ nghỉ phép,
gọi: 1900.6198

Trả lời tư vấn chế độ xin nghỉ phép khi người lao động bị ốm:

Cảm ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến V-Law, trường hợp của
bác chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy
định tại Khoản 1 Điều 111 Bộ luật lao động năm 2012:

1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng
năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm
việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là
người khuyết tật;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc
người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động
– Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành
“.

Do cháu gái của
bác đã làm việc được 2 năm, nếu trong hai năm này, cháu gái của bác chưa nghỉ phép thì có thể
nghỉ gộp 2 năm thành 24, 28 hoặc 32 ngày tuỳ vào trường hợp của cháu gái bác theo quy định
trên.

Cháu gái của bác
làm việc được 2 năm trong cơ quan nhà nước, như vậy sẽ thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt
buộc. Do vậy, khi cháu gái bác khi bị ốm sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm ốm đau nếu đáp ứng được đầy
đủ các điều kiện theo quy định tại  Khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 như
sau:

Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma
tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau
“.

Căn cứ theo quy
định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 thời gian hưởng chế độ ốm đau trong 1 năm
như sau:

Thứ
nhất
: Tối đa 30 ngày nếu đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm. Trong trường hợp làm nghề
hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì
được hưởng bốn mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm (Cả 2 trường hợp này không
kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hằng tuần)

Thứ
hai
: Trong trường hợp mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế
ban hành thì  được nghỉ tối đa không quá 180 ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ
tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Căn cứ theo quy
định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 và Khoản 2 Điều 12 Nghị định 152/2006/NĐ-CP
hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục
hồi sức khoẻ, cụ thể như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khoẻ còn yếu sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần
chữa trị dài ngày;

b) Tối đa 7 ngày đối với người lao động sức khoẻ còn yếu sau thời gian ốm đau do phải phẫu
thuật;

c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.

Do bác không
cung cấp đủ thông tin nên chúng tôi không thể xác định cụ thể số ngày mà cháu gái của bác được nghỉ
trong 1 năm, bác vui lòng đối chiếu trường hợp của cháu gái bác để xác định số ngày được nghỉ
phép.

Nếu hết số ngày
này, mà cháu gái của bác chưa khỏi bệnh cần phải nghỉ tiếp thì căn cứ theo quy định tại Khoản 3
Điều 116 bộ luật lao động năm 2012 thì cháu gái của bác có thể thoả thuận với người sử dụng lao
động để xin nghỉ mà không hưởng lương.

Trường hợp này,
cần phải được sự đồng ý của người sử dụng lao động thì cháu gái của bác mới được nghỉ. Tuy nhiên,
thực tế người sử dụng lao động thường không đồng ý cho người lao động nghỉ phép 3 năm. Đồng thời,
bác cần chú ý rằng nếu trong 1 năm mà cháu bác nghỉ liên tục trong 12 tháng thì người sử dụng sẽ
lấy đấy là căn cứ để sa thải cháu gái bác với lý do là không hoàn thành nhiệm vụ được
giao.

Trân trọng.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây