Tư vấn về quyền lợi của người lao động khi sáp nhập doanh nghiệp

0
1169

Tóm tắt câu hỏi:

Hiện tại chúng tôi
đang là công nhân thuỷ nông công ty tnhh một thành viên C và làm việc tại chi nhánh, nay ubnd tỉnh
có quyết định về việc sáp nhận toàn bộ  gồm 12 trạm bơm và 24 cán bộ công nhan viên hiện tại
đang làm việc tại các trạm bơm này sang công ty tnhh T (cả hai công ty này đều thuộc sở hữu
của ubnn tỉnh) công ty C có thông báo về việc này với 24 cán bộ công nhân viên bị chuyển sang. Luật
sư cho e hỏi khi thanh lí hợp hợp đồng với 24 con người này cty C có cần thông báo hay hỏi ý kiến
24 con người này không. Nếu 24 công nhân này ko muốn sang công ty T có được ko bởi vì khi sang công
ty T chế dộ và tiền lương rất thấp (hợp đông kí với cty C tất cả là hợp đồng không xác định thời
hạn, 24 cán bộ công nhân viên ko ai bị vi phạm hay kỹ luận luôn là lao đông tiên tiến hoàn thành
xuất xắc nhiệm vụ được giao) rất mong nhận được phản hồi sớm từ luật sư. Chúng tôi xin chân thành
cảm ơn!

Trả lời câu hỏi:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho V-Law.
Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, phía công ty C có phải thông báo về việc thanh lý hợp đồng lao động cho công ty C
hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Bộ Luật Lao động năm 2012 thì:

“Điều 45. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp,
hợp tác xã

1. Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì người sử dụng
lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa
đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có, thì người sử dụng lao động kế tiếp có
trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật
này.

2. Trong trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thì người
sử dụng lao động trước đó phải lập phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật
này.

3. Trong trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động
thôi việc theo quy định tại Điều này, thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy
định tại Điều 49 của Bộ luật này”.

Trường hợp của bạn, bạn và 23 người khác là người lao động làm việc theo hợp đồng được ký kết với
công ty nhưng hiện nay công ty C lại sáp nhập vào Công ty C theo quyết định sáp nhập của UBND tỉnh.
Khi công ty tiến hành sáp nhập thì phía công ty cần phải thông báo cho người lao động của mình và
đồng thời cung cấp các thông tin về chủ sở hữu mới để cho người lao động được biết đến. Đối với
việc thanh lý hợp đồng thì phía công ty C cần thông báo cho người sử dụng lao động về việc thanh lý
hợp đồng, về chủ thể sẽ tiến hành quản lý trong quá trình làm việc của các bạn.

Theo quy định của pháp luật, khi có quyết định sáp nhập thì Công ty T phải tiếp tục sử dụng người
lao động hiện có và tiến hành sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Trường hợp của các bạn, công ty T
có phương án sử dụng toàn bộ 24 người lao động (trong đó có bạn) thì trong trường hợp này công ty T
phải tiến hành thỏa thuận với các bạn về việc bổ sung, sửa đổi hợp đồng. Trong trường hợp này, các
bạn và công ty T có thể thỏa thuận với nhau các điều khoản của hợp đồng lao động, trong đó có điều
kiện về tiền lương.

Thứ hai, về trường hợp 24 người lao động không sang công ty T làm có được
không?

Trong trường hợp công ty T có phương án muốn sử dụng hết 24 người lao động thì sẽ làm phát sinh
quan hệ lao động giữa công ty T và 24 công nhân, quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao
động. Trường hợp nếu phía các bạn không muốn tiếp tục đến công ty T thì trường hợp này các bạn cần
đáp ứng thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định tối thiểu là
trước 45 ngày. Trường hợp các bạn có thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng cho phía công ty T thì
khi các bạn chấm dứt hợp đồng lao động thì phía công ty T phải tiến hành chi trả chi các bạn khoản
trợ cấp thôi việc đối với khoảng thời gian làm việc thực tế tại công ty C trước đó.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn hỏi và
quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi
đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng
tôi –
Số điện thoại liên
hệ:
1900.6198
 để được hỗ trợ kịp
thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây