Hỏi về chế độ trợ cấp mất sức lao động năm 2017

0
1163
Hỏi về chế độ trợ cấp mất sức lao động năm
2017. Mất sức lao động và mức hưởng trợ cấp, điều kiện và thủ tục hưởng trợ cấp cho đối tượng mất
sức lao động.


Tóm tắt câu hỏi chế độ trợ cấp mất sức lao động:

Tôi tên Lê Khắc Việt sinh năm 1947. Nhập ngũ 7/1968,
chiến đấu trên chiến trường miền Nam. 5/1972 bị thương (vết thương thấu não, giám định 4/4), 6/1975
chuyển ngành, 3/1983 nghỉ hưởng chế độ trợ cấp mất sức hàng tháng đến tháng 4/2014 thì Bảo hiểm xã
hội Thanh Hóa cắt chế độ trợ cấp mất sức hàng tháng. Xin cho hỏi: Cắt chế độ mất sức với thương
binh đã có 7 năm chiến trường và 9 năm công tác ngoài Quân đội như vậy có đúng không? Tôi phải làm
sao để không bị thiệt thòi? Vết thương thấu não đã giám định nay tái phát cộng với một số vết
thương vùng khác chưa giám định, nay muốn giám định lại có được không? Thủ tục ra sao? Xin chân
thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn chế độ trợ cấp mất sức lao động:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của VLAw. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Thứ nhất, về việc cơ quan bảo hiểm
xã hội Thanh Hóa cắt chế độ trợ cấp mất sức hàng tháng
:

Cơ sở pháp
: Điều 1, Điều
2
ngày 01 tháng 3 năm
1990.

Theo quy định pháp luật, trường hợp là thương binh
đang hưởng chế độ trợ cấp mất sức hàng tháng mà đã hết hạn trợ cấp theo quy định thì được tiếp tục
trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

Như vậy, khi bạn nghỉ việc hưởng chế độ
trợ cấp mất sức hàng tháng thì thời gian bạn được hưởng sẽ bằng 1/2 thời gian công tác đã quy
đổi. Sau khi hết thời gian đó, bạn vẫn được tiếp tục hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng
tháng mà không bị cắt trợ cấp theo quy định tại Điều 2 Quyết định 60-HĐBT.

Cơ quan bảo hiểm xã hội Thanh Hóa cắt chế độ trợ cấp
mất sức lao động hàng tháng của bạn là vi phạm pháp luật. Bạn có thể gửi đơn
kiến nghị tới cơ quan bảo hiểm xã hội Thanh Hóa để được giải quyết.

Thứ hai, giám định lại thương
tật:

 

Căn cứ pháp lý: Điều 20, Điều 21
Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH.

Theo như bạn trình bày, vết thương cũ đã giám định
của bạn tái phát, nay bạn muốn đi giám định lại thì thủ tục giám định lại thương tật do
vết thương cũ tái phát được thực hiện như sau:

– Bạn làm đơn đề nghị giám định lại thương tật
gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kèm bản sao bệnh án điều trị vết thương tái phát. Trường
hợp bác phải phẫu thuật thì bác cần gửi đơn này kèm theo phiếu phẫu thuật.

– Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ các
giấy tờ trên, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ đối chiều hồ sơ đang lưu tại Sở, báo cáo Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định. Hồ sơ thẩm định gồm
có:

+ Đơn đề nghị giám định lại thương
tật

+ Bản sao bệnh án điều trị vết thương tái phát của
bệnh viện cấp huyện trở lên, trường hợp bác phải phẫu thuật thì sẽ kèm theo phiếu phẫu thuật của
bệnh viện cấp huyện trở lên

+ Bản sao giấy chứng nhận bị
thương

+ Bản sao biên bản của các lần giám định
trước

+ Công văn đề nghị của ủy Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh

– Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
hợp lệ trên, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định và trả kết quả đến Sở Lao
động Thương binh và Xã hội

 

>>> Luật sư tư
vấn

chế độ trợ cấp đối tượng mất sức lao
động

:

1900.6198

– Nếu bạn đủ điều kiện để được giám định lại
thì trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định của Bộ Lao động Thương binh
và Xã hội, Sở Lao động Thương binh và Xã hội sẽ giới thiệu bác ra Hội đồng giám định y khoa có thẩm
quyền để tiến hành giám định lại.

– Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền tổ chức
giám định và xác định lại tỉ lệ thương tật cho bạn.

Nếu bạn muốn giám định các vết thương còn sót
trước đây chưa được giám định thì hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị giám định vết thương còn
sót

– Bản sao giấy chứng nhận bị
thương

– Bản sao biên bản của các lần giám định
trước

– Kết quả chụp, chiếu kèm chuẩn đoán của bệnh viện
cấp huyện trở lên đối với trường hợp còn sót mảnh kim khí trong cơ thể bác

– Phiếu phẫu thuật của bệnh viện cấp huyện trở lên
đối với trường hộ đã phẫu thuật lấy dị vật

Thủ tục giám định vết thương còn sót như
sau:

– Bạn làm đơn đề nghị giám định vết thương còn
sót gửi tới Sở Lao động Thương binh và Xã hội

– Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ
trên, Sở Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm đối chiếu, sao hồ sơ gốc đang lưu tại Sở để
giới thiệu bác ra Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền để tiến hành giám định vết thương còn
sót.

Kết luận: Cơ quan bảo hiểm
xã hội cắt chế độ trợ cấp mất sức lao động hàng tháng của bạn là vi phạm quy
định pháp luật. Vết thương đã giám định cùng một số vết thương khác của bạn chưa giám định,
nay bạn có thể thực hiện thủ tục giám định lại.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây