Hồ sơ bồi thường, trợ cấp do tai nạn lao động

0
1222
Hồ sơ bồi thường, trợ cấp do tai nạn lao
động. Quy định của pháp luật về chế độ bồi thường, trợ cấp người lao động khi bị tai nạn lao
động.


Tóm tắt câu hỏi Hồ sơ bồi thường, trợ cấp do tai nạn lao động:

Luật sư cho tôi hỏi về các hồ ớ để hưởng bồi
thường, trợ cấp do tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.

Luật sư tư vấn Hồ sơ bồi thường, trợ cấp do tai nạn lao động:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của V-LAw. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Theo Điều 7 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH quy định về
chế dộ bồi thường, trợ cấp chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Đối với người lao động bị tai nạn lao động thuộc
đối tượng được bồi thường, trợ cấp quy định tại Khoản 1 Điều 3, Khoản 1 Điều 4 và Điều 5 Thông tư
này, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ bồi thường, trợ cấp gồm các tài liệu
sau:

a) Biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc
họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở,
tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp Trung
ương;

b) Biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức
độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động) hoặc biên bản xác định người lao động bị chết
của cơ quan pháp y hoặc tuyên bố chết của Tòa án đối với những trường hợp mất
tích;

c) Bản sao có giá trị pháp lý biên bản khám nghiệm
hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông của công an giao thông hoặc giấy xác nhận của
công an khu vực hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương;

d) Quyết định bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động
của người sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư
này).

2. Đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp quy
định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ bồi thường
gồm các tài liệu sau:

a) Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo
quy định của pháp luật hiện hành;

b) Biên bản xác định người lao động bị chết do bệnh
nghề nghiệp của cơ quan pháp y hoặc biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả
năng lao động do bệnh nghề nghiệp) và kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa có thẩm
quyền;

c) Quyết định bồi thường bệnh nghề nghiệp của người
sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này).

 

1900.6198

3. Hồ sơ được lập thành 3 bộ, trong
đó:

a) Người sử dụng lao động giữ một
bộ;

b) Người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề
nghiệp (hoặc thân nhân của người lao động bị nạn hoặc bệnh nghề nghiệp) giữ một
bộ;

c) Một bộ gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
địa phương nơi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính, trong vòng 10 ngày, kể
từ ngày ban hành quyết định bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trợ cấp tai nạn
lao động.

Bạn có thể tham khảo thêm một số
bài viết có liên quan khác của V-Law

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa
chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì
liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ   1900.6198
để được giải đáp.

——————-

THAM KHẢO CÁC
DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA V-Law

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây