Hiểu đúng về công đoàn bộ phận!

0
1726

Đối với mỗi người lao động, công đoàn cơ sở là sự xuất hiện thiết yếu, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Tuy nhiên, trong những đơn vị sử dụng lao động lớn, để công đoàn cơ sở có thể hoạt động tích cực và hiệu quả phải kể đến đóng góp không nhỏ của công đoàn bộ phận. Vậy công đoàn bộ phận là gì? Chúng có chức năng nhiệm vụ như thế nào?

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Công đoàn bộ phận là gì?

Công đoàn bộ phận là tế bào cấu thành nên công đoàn cơ sở, đối với công đoàn cơ sở có quy mô nhỏ, thì công đoàn cơ sở và công đoàn bộ phận là một theo khoản 3 Điều 13 Điều lệ Công đoàn năm 2020.

  • Theo đó, Công đoàn cơ sở là tổ chức cấp cơ sở của công đoàn được thành lập tại đơn vị sử dụng lao động có từ 5 công đoàn viên trở lên tự nguyện tham gia, gia nhập, được công đoàn cấp trên quyết định công nhận.
  • Công đoàn cơ sở có tư cách pháp nhân. Pháp luật lao động Việt Nam thừa nhận công đoàn cơ SỞ (hoặc công đoàn lâm thời) là đại diện chính thức của tập thể người lao động, thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động, tập thể lao động trong đơn vị. Công đoàn cơ sở có quyền thương lượng kí kết thoả ước lao động tập thể với người sử dụng lao động, tham gia với người sử dụng lao động để đảm bảo việc làm, tiền lương cho người lao động, tham gia giải quyết tranh chấp lao động, tổ chức và lãnh đạo đình công…

Xem thêm: Công đoàn cơ sở, một số điểm quan trọng cần lưu ý

Như vậy, Có thể hiểu công đoàn bộ phận và một công đoàn cơ sở thu nhỏ. Nếu như công đoàn cơ sở hoạt động trong phạm vi toàn bộ đơn vị sử dụng lao động, thì công đoàn bộ phận gây sức ảnh hưởng lên một tổ, một đơn vị,… nhất định, tùy thuộc vào cách phân bổ của đơn vị sử dụng lao động đó.

Chức năng và nhiệm vụ của công đoàn bộ phận

Như đã giải thích tại phần công đoàn bộ phận là gì?, bạn đọc có thể hình dung công đoàn bộ phận là mô hình thu nhỏ của công đoàn cơ sở. Theo đó, chức năng, nhiệm vụ của chúng cũng tương tự nhau nhưng phạm vi hoạt động lại nhỏ hơn. Cụ thể:

Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động

Đối với công đoàn bộ phận, chủ tịch và các cán bộ cốt cán phải tìm hiểu cũng như nắm vững chế độ chính sách có liên quan đến người lao động ở bộ phận, ở đơn vị, tuyên truyền, phổ biến và giám sát việc thực hiện các chính sách đó.

Việc này nhằm giúp người lao động nắm rõ quyền lợi của mình, và phản ánh kịp thời khi có dấu hiệu bị xâm phạm.

Ngoài ra, công đoàn bộ phận còn có trách nhiệm chỉ đạo, giúp đỡ các tổ công đoàn hoạt động theo các nội dung xây dựng tổ công đoàn vững mạnh, hướng dẫn công nhân, viên chức, lao động ký kết hợp đồng lao động theo đúng quy định pháp luật.

Công đoàn bộ phận có trách nhiệm điều hòa mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động

Lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động luôn luôn gắn liền với nhau. Việc mất cân bằng, bảo vệ bên này mà bỏ ngỏ bên kia sẽ dẫn đến việc xung đột lợi ích không đáng có. Mà người bị thiệt hại nhiều hơn vẫn luôn là người lao động.

Do đó, công đoàn bộ phận có mối quan hệ gần gũi nhất với người lao động là bộ phận dễ dàng phát hiện được những mối bất hòa trong quan hệ giữa hai bên. Từ đó, tìm cách điều chỉnh, đưa mối quan hệ trở lại trạng thái cân bằng. Thể hiện qua việc đoàn bộ phận có trách nhiệm vận động, giám sát người lao động thực hiện đúng hợp đồng lao động và Thỏa ước lao động tập thể đã ký.

Tham gia quản lý và kiểm tra giám sát thực hiện chế độ chính sách pháp luật tại đơn vị lao động

Người sử dụng lao động thường luôn ưu tiên lợi ích lên đầu. Do đó, đối với người lao động, đặc biệt là các lao động phổ thông thường rơi vào các “bẫy rập” mà người sử dụng lao động lồng ghép trong hợp đồng lao động, điều lệ công ty,…

Do đó, công đoàn bộ phận cần tham gia, giám sát việc thực hiện các chế độ tại đơn vị. Đồng thời thường xuyên tổ chức những cuộc họp ở bộ phận nhằm tìm ra vấn đề vướng mắc cũng như giải pháp. Đặc biệt các quy chế liên quan đời sống, vật chất, tinh thần của người lao động.

Để nắm rõ bản chất của công đoàn, vui lòng xem thêm bài viết: Công đoàn- những quy định quan trọng cần biết

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn. 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây