Mức phạt hành chính trong lĩnh vực công đoàn

0
795

Dù không bắt buộc doanh nghiệp thành lập công đoàn nhưng thực tế vẫn có khá nhiều vi phạm liên quan đến tổ chức này, từ việc gia nhập, hoạt động cho đến việc đóng kinh phídẫn đến các mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực công đoàn..

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Công đoàn là gì?

Căn cứ Điều 10 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định như sau:

“Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện của giai cấp công nhân, tri thức và người lao động, đó là một tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Đại diện cho người lao động; tham gia giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động, tuyên truyền, vận động người lao động học tập, rèn luyện, đoàn kết, chấp hành pháp luật, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

Như vậy, đây là tổ chức đại diện cho lợi ích tập thể của người lao động. Công đoàn lao động giúp người lao động đoàn kết đàm phán với người sử dụng lao động về tiền lương, giờ, lợi ích và các điều kiện làm việc khác. Tổ chức này thường là đặc thù của ngành và có xu hướng phổ biến hơn trong sản xuất, khai thác, xây dựng, giao thông vận tải, và khu vực công.

Các đoàn thể theo đuổi các chiến lược và hoạt động phục vụ lợi ích của các thành viên của họ. Chúng bao gồm đại diện cho các thành viên và đàm phán với các nhà tuyển dụng, tuyển dụng mới thành viên và tham gia vào hoạt động chính trị khi cần thiết để hỗ trợ các chính sách cải thiện điều kiện làm việc cho tất cả người lao động.

Xem thêm: Công đoàn cơ sở, một số điểm quan trọng cần lưu ý

Bảng tổng hợp mức phạt hành chính trong lĩnh vực công đoàn

Tại doanh nghiệp, công đoàn cơ sở đóng vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp; xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ…

Dù có vai trò quan trọng như vậy nhưng những vi phạm trong suốt quá trình thành lập, hoạt động công đoàn cũng không phải ít. Cụ thể các mức phạt trong lĩnh vực công đoàn như sau:

STT

Hành vi

Mức phạt

Căn cứ

A

Liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động

1

Khi xây dựng quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc không lấy ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở

Từ 05 – 10 triệu đồng

Điểm a Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP

B

Liên quan đến việc thực hiện quyền công đoàn

1

Không bố trí nơi làm việc, không bảo đảm các phương tiện làm việc cần thiết cho cán bộ công đoàn

Từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng

Khoản 1 Điều 34 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP

2

Không bố trí thời gian trong giờ làm việc cho cán bộ công đoàn không chuyên trách hoạt động công tác

3

Không cho cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở vào doanh nghiệp để hoạt động công tác công đoàn

4

Không cung cấp thông tin, phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn thực hiện quyền, trách nhiệm đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động

5

Không thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác, sa thải người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

Từ 10 – 20 triệu đồng

Khoản 2 Điều 34 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP

6

Lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân

Từ 10 – 20 triệu đồng

Khoản 3 Điều 34 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP

C

Liên quan đến việc phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn

1

Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động nhằm cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động

Từ 03 – 05 triệu đồng

Khoản 1 Điều 35 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP

2

Không gia hạn hợp đồng lao động đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động

3

Kỷ luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật đối với người lao động vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn

4

Quấy rối, ngược đãi, cản trở hoặc từ chối thăng tiến nghề nghiệp cho cán bộ công đoàn

5

Thông tin không đúng sự thật nhằm hạ thấp uy tín của cán bộ công đoàn đối với người lao động

6

Có quy định hạn chế quyền của người lao động tham gia làm cán bộ công đoàn

Từ 05 – 10 triệu đồng

Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP

7

Chi phối, cản trở việc bầu, lựa chọn cán bộ công đoàn

8

Ép buộc người lao động thành lập, gia nhập hoặc hoạt động công đoàn

D

Sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc các biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức và hoạt động công đoàn

1

Không trả lương cho người lao động làm công tác công đoàn không chuyên trách trong thời gian hoạt động công đoàn

Từ 05 – 10 triệu đồng

Khoản 1 Điều 36 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP

2

Không cho người lao động làm công tác công đoàn chuyên trách được hưởng các quyền lợi và phúc lợi tập thể như người lao động khác trong cùng tổ chức

3

Thực hiện các biện pháp kinh tế hoặc các biện pháp gây bất lợi khác tác động đến người lao động để người lao động không tham gia công đoàn hoặc không hoạt động công đoàn

E

Liên quan đến việc đóng kinh phí công đoàn

1

Chậm đóng kinh phí công đoàn

Từ 12% – 15% tổng số tiền phải đóng, tối đa 75 triệu đồng

Khoản 1 Điều 37 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP

2

Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định

3

Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng

4

Không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng

Từ 18% – 20% tổng số tiền phải đóng, tối đa 75 triệu đồng

Khoản 2 Điều 37 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP

F

Liên quan đến việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

1

Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi tổ chức công đoàn yêu cầu

Từ 500.000 đồng -01 triệu đồng

Điểm c khoản 2 Điều 38 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây