Vai trò của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp

0
1226

Công đoàn Việt Nam là một tổ chức giữ vai trò quan trọng trong hoạt động chính trị – xã hội  và đặc biệt là đối với người lao động. Tuy nhiên trên thực tế vai trò của Công đoàn không phải ai cũng nắm được còn nhiều người hiểu sai về vai trò công đoàn cũng như Công đoàn bị “lu mờ” so với những cơ quan khác (Tòa án, công an…) trong bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Hiệu lực của nội quy
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Công đoàn là gì?

Căn cứ Điều 10 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định như sau:

“Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện của giai cấp công nhân, tri thức và người lao động, đó là một tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Đại diện cho người lao động; tham gia giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động, tuyên truyền, vận động người lao động học tập, rèn luyện, đoàn kết, chấp hành pháp luật, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

Như vậy, đây là tổ chức đại diện cho lợi ích tập thể của người lao động. Công đoàn lao động giúp người lao động đoàn kết đàm phán với người sử dụng lao động về tiền lương, giờ, lợi ích và các điều kiện làm việc khác. Công đoàn thường là đặc thù của ngành và có xu hướng phổ biến hơn trong sản xuất, khai thác, xây dựng, giao thông vận tải, và khu vực công.

Các đoàn thể theo đuổi các chiến lược và hoạt động phục vụ lợi ích của các thành viên của họ. Chúng bao gồm đại diện cho các thành viên và đàm phán với các nhà tuyển dụng, tuyển dụng mới thành viên và tham gia vào hoạt động chính trị khi cần thiết để hỗ trợ các chính sách cải thiện điều kiện làm việc cho tất cả người lao động.

Xem thêm: Công đoàn cơ sở, một số điểm quan trọng cần lưu ý

Vai trò của công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp 

(i) Đối với người lao động:

Công đoàn không chỉ là nơi để sinh hoạt mà còn là nơi giải quyết những khúc mắc của người lao động với doanh nghiệp, tham gia ý kiến với doanh nghiệp trong việc tổ chức bữa ăn ca cho người lao động. Bên cạnh đó, Công đoàn còn đóng góp ý kiến với doanh nghiệp về môi trường làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động; đề nghị doanh nghiệp kiểm tra lại hệ thống bảo hộ sức khỏe và trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động theo đúng công việc cho người lao động.

Công đoàn có vai trò quan trọng trong việc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Công đoàn cùng tham gia với doanh nghiệp trong việc ký kết hợp đồng lao động cho người lao động, phối hợp xây dựng thỏa ước  lao động tập thể, nội quy lao động, tham gia ý kiến để doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, xây dựng chương trình định kỳ khám sức khỏe hàng năm.

Trong những năm gần đây khi kinh tế phát triển, đời sống người lao động dần được nâng lên thì vai trò của Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp lại càng được phát huy. Công đoàn có cơ hội kết hợp với doanh nghiệp trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, tham quan du lịch, chế độ ngày lễ tết, thực hiện việc thăm hỏi động viên những lúc ốm đau và  xây dựng chế độ chính sách đến người lao động và người thân trong gia đình người lao động…

(ii) Đối với doanh nghiệp:

Khi doanh nghiệp có thay đổi cơ cấu, sắp xếp lại lao động, nhân sự hoặc cải tiến đầu tư, công nghệ, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Công đoàn cở sở có thể thay chủ doanh nghiệp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của công nhân, lao động; phản ảnh ý kiến động viên, khuyến khích người lao động tự giác, có ý thức trong lao động, sản xuất qua đó giúp Doanh nghiệp trong việc sắp xếp lao động một cách hợp lý để phát huy tối đa hiệu quả của nguồn lực, cũng như chấm dứt hợp đồng lao động đối với những trường hợp không đáp ứng được yêu cầu của Doanh nghiệp. 

Công đoàn là cầu nối trong việc giải quyết các mâu thuẫn, xung đột giữa người lao động với người sử dụng lao động như giải quyết những vụ đình công, khiếu nại, khiếu kiện đã gây ra thiệt hại không nhỏ cho Doanh nghiệp. Khi có tranh chấp xảy ra như đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, đình công… Công đoàn cơ sở sẽ tổ chức đối thoại nhằm dung hòa lợi ích của người lao động với người sử dụng lao động trên tư cách là một chủ thể độc lập, trung gian giải quyết tranh chấp lao động, hạn chế công nhân hoặc người lao động tự ý bỏ việc, làm việc không hết trách nhiệm, không tôn trọng cam kết, thoả ước lao động…

Qua đó khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn cơ sở trong Doanh nghiệp nếu được phát huy hiệu quả thì hoạt động sản xuất, kinh doanh trong Doanh nghiệp được đẩy mạnh. Người lao động mặc nhiên được bảo vệ về các quyền lợi và hưởng chế độ khác từ Công đoàn cấp trên qua đó sẽ đem lại những lợi ích thiết thực cho Doanh nghiệp cũng như người lao động. Đồng thời tạo động lực cho Doanh nghiệp phát triển bền vững và xây dựng đội ngũ lao động vững mạnh, góp phần nâng cao sức cạnh tranh, uy tín, hình ảnh, thương hiệu của Doanh nghiệp trên thị trường.

Xem thêm: Doanh nghiệp có bắt buộc thành lập công đoàn?

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn. 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây