Hậu quả pháp lý của trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

0
1203

 

Hậu quả pháp lý của trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Trong quá trình quản lý, sử dụng lao động, quan hệ
lao động hay bị chấm dứt bởi hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ phía người sử dụng
lao động hoặc từ phía người lao động. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là việc một bên tự ý
chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động mà không phụ thuộc vào ý chí
của bên còn lại.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có hai trường
hợp: đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
trái pháp luật. Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động chỉ đúng pháp luật khi tuân theo các quy
định của bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2007. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái
pháp luật là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không tuân thủ theo quy định của pháp luật
lao động hoặc vi phạm thời hạn báo trước.

1. Đối với người lao
động:

 

Điều 37 – Bộ luật Lao động quy
định:

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác
định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc
nhất định mà thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong
những trường hợp sau đây:

– Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm
làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thoả thuận trong hợp đồng; không được
trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn theo hợp đồng; bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao
động; người lao động bị ốm dau,tai nạn đã điều trị ba tháng liền đối với người làm việc theo hợp
đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và một phần tư thời hạn hợp đồng đối
với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn
dưới 12 tháng mà khă năng lao động chưa được hồi phục. Các trường hợp này phải  báo trước ít
nhất 3 ngày.

– Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó
khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng; được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử
hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy Nhà nước. Các trường hợp này phải báo trước ít nhất 30
ngày nếu là hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, ít nhất 3 ngày nếu là hợp đồng
theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn dứơi 12 tháng.

– Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ
định của thầy thuốc. Thời hạn báo trước tùy thuộc vào thời hạn do thầy thuốc chỉ định.
– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Các trường hợp này phải
báo trước ít nhất 45 ngày.

– Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị sáu
tháng liền thì phải báo trước ít nhất 3 ngày.

2- Đối với người sử dụng lao
động:

 

Theo quy định của Bộ luật Lao động thì người sử dụng
lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động phải thực hiện các thủ tục
sau:
1. Phải có lý do chấm dứt hợp đồng được quy định tại khoản 1 Điều 38 và không được đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp quy định tại Điều 39 – Bộ luật Lao
động.

Lưu ý: Thư mục bài tập luật là thư mục đăng tải các
bài viết, quan điểm pháp lý của sinh viên luật đang còn trên ghế nhà trường. Các quan điểm pháp lý
nêu trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và chủ yếu phục vụ cho mục đích nghiên cứu – học
tập về pháp luật trên ghế nhà trường. Đề nghị quý khách hàng không coi đây là ý kiến chính thức của
các Luật sư để giải quyết vấn đề trên thực tế!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây