Ký kết đúng loại hợp đồng lao động theo quy định pháp luật

0
1247

Luât sư tư vấn về số lần thử việc , loại hợp đồng giao kết . Nội dung tư vấn như sau

Nội dung câu hỏi Ký kết đúng loại hợp đồng lao động:

Chào quý Luật sư.Tôi có một
đứa cháu xin việc tại một đơn vị HCSN công lập, với chức danh là Nhân viên Phòng Quảng cáo.CQ đó đã
ký các thỏa thuận như sau:Thỏa thuận thử việc, thời gian 02 tháng.Hết 02 tháng, ký tiếp Thỏa thuận
thử việc (lần 2), thời gian 01 tháng.Hết 01 tháng, chuyển qua ký Hợp đồng thời vụ, thời gian 03
tháng (31/12/2017).Hết 03 tháng, ký tiếp Hợp đồng thời vụ, thời gian 01 tháng (01/01/2018 –
31/01/2018).Cho tôi hỏi: Đơn vị đó thực hiện ký các thỏa thuận như vậy có đúng với Luật Lao động
không?.Mong quý Luật sư tư vấn dùm, chân thành cảm ơn.(Xin nói thêm: Đơn vị đó đang có nhu cầu
tuyển nhân viên cho Phòng Quảng cáo, công việc đó không phải là công việc theo mùa vụ và cũng không
phải là công việc tạm thời)

Trả lời tư vấn Ký kết đúng loại hợp đồng lao động

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến V-Law, với câu hỏi của
bạn chúng tôi xin trả lời như sau

– Thứ nhất, về vấn đề công ty yêu cầu thử việc 2 lần đối với
người lao động 

Điều 27  quy định”Điều 27. Thời gian thử
việc

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của
công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau
đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần
trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần
trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên
nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.”

Như vây, đối chiếu với quy định trên thì việc công ty ký kết
hợp đồng thử việc 2 lần đối với bạn cho cùng một công việc là trái với quy định pháp luật.
Với hành vi vi phạm các quy định về thử việc thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính gồm phạt
tiền và các biện pháp bổ sung theo quy định tại Điều 6 Nghị định 95/2013/NĐ-CP
Điều 6. Vi phạm quy định về thử việc

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử
dụng lao động yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa
vụ.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một
trong các hành vi sau đây:

a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần;

b) Thử việc quá thời gian quy định;

c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của
công việc đó.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả đủ 100% tiền lương cho người lao
động trong thời gian thử việc đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Điểm b và Điểm c
Khoản 2 Điều này.”

 Thứ hai, về vấn đề xác định loại hợp đồng 

Theo Khoản 3 Điều 22 Bộ luật lao động 2012  Điều
22. Loại hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại
sau đây:

a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó
hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai
bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12
tháng đến 36 tháng.

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất
định có thời hạn dưới 12 tháng.

2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1
Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp
đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao
động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao
động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở
thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác
định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì
phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

3. Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo
một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên
từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự,
nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời
khác.”

Theo đó, công ty phải căn cứ vào tính chất của công việc
để có thể xác định được loại hợp đồng phù hợp. Công ty không được phép ký
kết hợp hợp đồng thời vụ để làm công việc có tính chất thường xuyên. Vì vây, cần xác định
công việc của nhân viên Phòng Quảng Cáo có phải mang tính chất thời vụ hay không, nếu không
mang tính thường xuyên xác định công ty đang vi phạm về việc giao kết loại hợp đồng lao động với
bạn và sẽ bị xử lý theo Nghị định này:

Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp
đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng
loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật lao
động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao
động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao
động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao
động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao
động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở
lên.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có
một trong các hành vi sau đây:

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;

b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc
thực hiện hợp đồng lao động.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người
lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;

b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi
của số tiền đã giữ của người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ
hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định
tại Điểm b Khoản 2 Điều này.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn hỏi và
quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi
đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng
tôi –
Số điện thoại liên
hệ:
1900.6198
 để được hỗ trợ kịp
thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây