Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài

0
1264
Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở
nước ngoài được coi là một trong những hoạt động quan trọng nhằm giải quyết việc
làm.


Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được coi là một trong những hoạt động quan
trọng nhằm giải quyết việc làm. Về lợi ích trước mắt, nó sẽ tạo ra thu nhập, nâng cao trình độ tay
nghề, tiếp cận công nghệ tiên tiến cho người lao động; về lâu dài, nó sẽ góp phần phát triển nguồn
nhân lực cho đất nước.

Do có yếu tố nước ngoài và tính chất phức tạp của việc làm ở trường hợp này
không giống những trường hợp khác nên năm 2006, Quốc hội đã ban hành Luật người lao động Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong luật quy định rõ công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở
lên, tự nguyện đi làm việc ở nướ ngoài, có đủ sức khỏe, đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ,
chuyên môn, kỹ thuật tay nghề theo yêu cầu của nước tiếp nhận, không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh
theo quy định của pháp luật Việt Nam thì được đi làm việc ở nước ngoài. Như vậy, ta thấy luật quy
định rất chặt chẽ đối với việc ra nước ngoài làm việc của người lao động.

Mặc dù yêu cầu cao, nhưng luật cũng thừa nhận có nhiều cách để người lao
động có thể đi làm việc ở nước ngoài, bao gồm:

  • Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp
    hoạt động dịch vụ, với tổ chức sự nghiệp được hoạt động trong lĩnh vực này;
  • Hợp đồng với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài hoặc tổ
    chức cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  • Hợp đồng theo hình thức thực tập, nâng cao tay nghề;
  • Hợp đồng do cá nhân người lao động trực tiếp kí với người sử dụng lao
    động nước ngoài.

 

1900.6198

Theo quy định tại Nghị định số 126/2007/NĐ-CP cuả Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng thì doanh nghiệp được xem xét cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi
làm việc ở nước ngoài là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có 100%
vốn điều lệ của các tổ chức, cá nhân Việt Nam. Doanh nghiệp muốn hoạt động trong lĩnh vực này thì
phải có vốn pháp định là 5 tỷ đồng. Nhìn chung, pháp luật quy định chặt chẽ như vậy cũng là nhằm
bảo vệ người lao động. Trong những năm qua, việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời
hạn ở nước ngoài đã trở thành ngành kinh tế đối ngoại đặc thù, có những đóng góp quan trọng cho sự
tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nó đang dần trở thành kênh quan trọng trong việc giải quyết việc làm
cho người lao động, nâng cao thu nhập và trình độ chuyên nghiệp cho hàng chục vạn lao động và
chuyên gia.

Ngoài những biện pháp nói trên, Nhà nước còn có chính sách khuyến khích
người lao động tự tạo việc làm, khuyến khích sử dụng lao động và tự do hợp đồng. Cho phép các đơn
vị  sử dụng lao động được quyền tự do tuyển dụng lao động trên cơ sở nhu cầu sản xuất kinh
doanh của đơn vị. Người lao động được quyền tự do thiết lập quan hệ lao động trên cơ sở hợp đồng.
Nhà nước cũng có chính sách đầu tư nhằm giải quyết việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, Nhà
nước còn thực hiện những chính sách khác để giải quyết việc làm như chính sách dân số, phân bổ dân
cư, cơ cấu lại lực lượng lao động, xóa đói giảm nghèo gắn với giải quyết việc làm,…. Những biện
pháp này tuy không đóng vai trò quan trọng nhưng cũng hỗ trợ, góp phần giúp các biện pháp phân tích
ở trên đạt hiệu quả tốt hơn.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây