Quy định về đưa người lao động đi đào tạo, làm việc tại nước ngoài

0
2764

Đất nước hội nhập, xã hội phát triển đồng nghĩa với nhu cầu về nguồn lao động ngày một lớn. Điều này càng là một bài toán cho các nước phát triển có tỉ lệ dân số bị già hóa, họ đòi hỏi nguồn lao động lớn. Chính về vậy dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo và làm việc tại nước ngoài ngày càng phát triển. Cùng với đó pháp luật Việt Nam phải đưa ra các quy định pháp luật để điều chỉnh vấn đề trên.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Hồ Thị Ngọc Ánh – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Quy định về hợp đồng lao động

Điều 62 Bộ Luật lao động năm 2019 quy định: Hai bên bắt buộc phải kí hợp đồng đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề, không phân biệt đào tạo trong nước hay đào tạo ở nước ngoài.

Hợp đồng phải ghi cụ thể: Nghề đào tạo, địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo, chi phí đào tạo, thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo, trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo, trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Các hình thức đi làm việc tại nước ngoài

Theo quy định tại Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bao gồm những hình thức sau:

Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề.

Hợp đồng cá nhân.

Các hành vi bị nghiêm cấm

Cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là Giấy phép) cho doanh nghiệp không đủ điều kiện theo quy định của Luật này; Sử dụng Giấy phép của doanh nghiệp khác hoặc cho người khác sử dụng Giấy phép của mình để hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Giao nhiệm vụ điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho người đã quản lý doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép hoặc người đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do vi phạm quy định của pháp luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Đi làm việc hoặc đưa người lao động đi làm việc ở khu vực, ngành, nghề và công việc bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc không được nước tiếp nhận người lao động cho phép.

Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài; Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động.

Tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc khi chưa đăng ký hợp đồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật này; Sau khi nhập cảnh không đến nơi làm việc hoặc bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng; Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động.

Lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định của pháp luật; Gây phiền hà, cản trở, sách nhiễu người lao động hoặc doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Hợp đồng đưa người lao động đi đào tạo tại nước ngoài

Hợp đồng đưa người lao động đi đào tạo tại nước ngoài: Ghi cụ thể thời hạn đào tạo; ngành nghề đào tạo, địa điểm đào tạo; chi phí đào tạo bao gồm chi phí trả cho người dạy, chi phí tài liệu học tập, các chi phí đi lại, sinh hoạt trong thời gian đào tạo tại nước ngoài, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề ở nước ngoài: Đồi với trường hợp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề ở nước ngoài, trong hợp đồng  không có phần nội dung về chi phí chi trả cho người dạy. Đây là điểm khác biệt để phân biệt giữa 2 hình thức này.

Trong trường hợp trên, để biết hành vi đó của người sử dụng lao động có trái với thỏa thuận trong hợp đồng hay không cần dựa vào những thỏa thuận của 2 bên trong hợp đồng. Nếu có thỏa thuận về chi phí đào tạo mà người sử dụng lao động trả cho người dạy, các chi phí liên quan đến việc học tập thì hợp đồng đó là hợp đồng đào tạo; nếu không có thỏa thuận về vấn đề trên thì đây có thể là hợp đồng đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề ở nước ngoài.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây