Lao động xuất khẩu nên làm gì khi bị nợ lương, ngược đãi?

0
1319

Xuất khẩu lao động góp phần giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho nhiều người dân, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước và nhiều lợi ích kinh tế khác. Tuy nhiên, bên cạnh đó diễn ra song song những vấn đề bất cập về cơ chế, chính sách, quản lý từ cả hai phía trong và ngoài nước, những hạn chế về trình độ và ý thức người lao động, tình trạng lưu trú bất hợp pháp. Ngoài ra, người lao động còn có thể đối mặt với việc bị lừa đảo, bóc lột và ngược đãi.

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198

Trách nhiệm của doanh nghiệp khi người lao động ở nước ngoài

Ngoài các nghĩa vụ đối với cơ quan Nhà nước, người lao động trước khi đi xuất khẩu, các doanh nghiệp dịch vụ còn có trách nhiệm với người lao động trong suốt quá trình làm việc và cho tới khi về nước. Cụ thể theo khoản 2 Điều 27 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động:

Quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động;

Phối hợp với bên nước ngoài giải quyết các vấn đề phát sinh khi người lao động chết, bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, bệnh nghề nghiệp, bị xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các tranh chấp liên quan đến người lao động;

Báo cáo và phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

Chính vì vậy, khi có bất cứ chuyện gì xảy ra liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình thì việc đầu tiên mà người lao động nên làm là liên hệ với doanh nghiệp dịch vụ đã đưa mình đi làm việc ở nước ngoài.

Doanh nghiệp chối bỏ trách nhiệm, người lao động nên làm gì?

Nếu doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài chối bỏ trách nhiệm, không hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi cho người lao động thì người lao động có thể khiếu nại hoặc khởi kiện tại Tòa án để đòi lại công bằng cho mình.

Theo Điều 7 Nghị định 24/2018/NĐ-CP trong vòng 180 ngày kể từ khi nhận thấy doanh nghiệp dịch vụ không bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho mình, người lao động thực hiện khiếu nại lần đầu tới người đứng đầu doanh nghiệp dịch vụ này.

Trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch họa… hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian trở ngại đó không tính vào thời gian khiếu nại.

Nếu quá 30 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại (với vụ việc phức tạp thì quá 45 ngày)

Doanh nghiệp dịch vụ không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì người lao động khiếu nại lần hai tới Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp có trụ sở.

Nếu vẫn ở nước ngoài và trong trường hợp cấp thiết, có thể nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe và tài sản của mình thì hơn hết, người lao động nên liên hệ, báo cáo trực tiếp với đại sứ quán của Việt Nam tại nước sở tại để được bảo vệ một cách tốt nhất.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  • Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  • Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  • Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, Email: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây