Làm gì khi bị đồng nghiệp ganh ghét nói xấu?

0
2191

Việc đố kị là một trong những câu chuyện không bao giờ có hồi kết tại môi trường làm việc công sở. Chúng ta nên làm gì khi rơi vào trường hợp bị đồng nghiệp ganh ghét, nói xấu mình?

Làm gì khi bị đồng nghiệp ganh ghét nói xấu?
Vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198 để được giải đáp thắc mắc liên quan đến lao động

Đồng nghiệp là gì? Đồng nghiệp tiếng Anh là gì?

Đồng nghiệp trong tiếng Anh được gọi là “Partner” (mang nghĩa cộng sự) hoặc Co-worker (những người làm cùng công việc). Luật lao động không quy định thế nào là đồng nghiệp vì đây không phải là một thuật ngữ pháp lý, nhưng theo nghĩa chung, đồng nghiệp được hiểu là một người mà bạn làm việc cùng tại một tổ chức, đặc biệt là cùng lĩnh vực chuyên môn với nhau nhưng cũng có thể khác lĩnh vực nhưng cùng phối hợp làm việc chung.

Dấu hiệu nhận biết đồng nghiệp giả tạo?

Giả tạo có nghĩa là không chân thành, không thành thật, cố gắng tạo ra vẻ thật bề ngoài, lừa lọc hoặc lợi dụng người khác. Trong cơ quan làm việc, có thể nhận biết những người đồng nghiệp giả tạo dựa vào các dấu hiệu sau:

Thứ nhất, nói không giữ lời

Việc nói không giữ lời được lặp đi lặp lại quá nhiều lần là biểu hiện của một người thường xuyên nói dối, không chân thật, do đó không đáng để tin cậy.

Thứ hai, luôn xuất hiện khi có lợi

Bạn có thể dễ dàng nhận ra các kiểu đồng nghiệp này, khi mình cần sự giúp đỡ thì họ luôn có lý do để từ chối, vắng mặt nhưng đến khi họ cần nhờ vả thì họ sẵn sàng làm thân, dùng lời lẽ ngọt ngào để thuyết phục sự giúp đỡ từ người khác.

Thứ ba, người giả tạo thường nói xấu sau lưng người khác

Biểu hiện ở việc những đồng nghiệp này thường “vạch lá tìm sâu”, tìm những điểm xấu của người khác để đem ra bàn tán sau lưng mặc dù trước mặt người đó, họ vẫn vui vẻ, thân thiện, nhiệt tình.

Thứ tư, một đồng nghiệp giả tạo còn thể hiện ở việc hay lấy lòng cấp trên bằng cách xây dựng mối quan hệ với cấp trên từ việc khen ngợi, tặng quà, mời đi ăn…

Ngoài ra còn có một số biểu hiện khác có thể nói lên đồng nghiệp của bạn có giả tạo hay không như việc người đó có thường biện minh cho lỗi sai của mình hay không, có hay khoe khoang phóng đại thành tích của mình lên không hay có phải là người luôn giả vờ lắng nghe nhưng thực chất họ thèm để ý đến lời bạn nói.

Đọc thêm bài viết: 8 điều khiến bạn trở thành “đồng nghiệp xấu tính”

Làm gì khi bị đồng nghiệp ganh ghét?

Làm gì khi bị đồng nghiệp ganh ghét nói xấu?
Để được giải đáp thắc mắc liên quan đến lao động, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Trong công việc sẽ rất khó để tránh mặt nhau, cho nên khi rơi vào trường hợp bị đồng nghiệp ganh ghét, điều bạn cần nhất chính là đối mặt với nó. Hãy chuẩn bị cho mình một tâm thế rằng không ai hoàn hảo về mọi mặt, có người yêu quý mình thì chắc chắn cũng có những người ghét mình, việc bị ghét không phải là chuyện gì quá áp lực, hãy coi đây là một chuyện hết sức bình thường.

Tuy nhiên, nếu việc ganh ghét của đồng nghiệp thể hiện ra mặt, thường xuyên thực hiện những hành vi mang tính chất khiêu khích đối với bạn, hoặc gian dối vu khống làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của bạn, khi này bạn nên giữ thái độ không trả đũa tay đôi, bạn hãy đưa việc này lên cá nhân, bộ phận cao hơn để xử lý nhằm không làm ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn.

Ngoài ra, cách đối diện với những người ganh ghét mình chính là tập trung vào chính công việc của bản thân và đừng quan tâm tới họ, hãy làm việc thật tốt bởi nếu môi trường làm việc của bạn lành mạnh thì sự đóng góp trong công việc sẽ là bước đệm giúp bạn tiến xa hơn kể cả mức lương cũng như vị trí công việc. Kể cả khi bạn không thể leo lên vị trí mới hay mức lương mới thì thái độ làm việc sẽ giúp bạn có những kinh nghiệm tốt cho những lần chuyển công việc tiếp theo.

Cuối cùng, còn tùy vào trường hợp cụ thể mà bạn nên có những hướng xử lý phù hợp với những người đồng nghiệp xấu tính, ganh ghét với mình. Điều quan trọng nhất tại nơi làm việc chính là chất lượng công việc, những việc khác nếu có thể bỏ qua thì cho qua, nếu đồng nghiệp đi quá giới hạn gây ảnh hưởng tới danh dự, nhân phẩm, hình ảnh của bạn thì hãy tự bảo vệ mình bằng nội quy công ty, cao hơn nữa thì là những quy định pháp luật.

Cách ứng xử với đồng nghiệp xấu tính khéo léo

Làm việc trong môi trường tập thế, sẽ khó tránh khỏi người thế này, người thế kia, không ai là người toàn tốt đẹp cũng như không có ai toàn là tính xấu. Cách tốt nhất để hòa nhập trong môi trường công sở chính là thái độ hòa nhã, chân thành, sống biết tôn trọng, luôn biết ơn những người giúp đỡ mình và luôn biết cách vạch rõ ranh giới.

Có thể bạn sẽ gặp những đồng nghiệp mà rất thích nhờ vả chuyện của mình sang cho người khác làm, với những người này thì cách thức tốt nhất đó là bạn có thể cùng họ thảo luận những công việc mà họ vướng mắc và khéo léo từ chối việc làm thay, làm hộ bởi bản thân bạn cũng có những công việc riêng phải hoàn thành. Học cách từ chối cũng là một điều cần thiết, cũng chính là giúp những đồng nghiệp của bạn có trách nhiệm hơn trong chính công việc của họ.

Với những người hay bới lông tìm vết, hay túm tụm nói xấu sau lưng người khác, nếu bạn rơi vào tình huống tiếp chuyện với họ, hãy nhớ rằng đừng nên a dua theo, bạn đâu thể hiểu hết về người khác để đưa ra những lời phán xét. Bạn cũng không cần phải khuyên những đồng nghiệp đó thôi nói xấu về người khác vì đôi khi đây là bản tính cố hữu khó bỏ của họ, bạn không khuyên được, đôi khi lại chuốc thêm thù hằn vào người.

Với những người có tính cách đố kỵ, hãy cư xử với họ một cách khiêm nhường, đừng tỏ thái độ kiêu kỳ, ngạo mạn mà khiến họ ghét thêm. Hãy khéo léo xoa dịu tính đố kỵ của họ bằng cách tìm ra những ưu điểm để khen ngợi họ, học hỏi những điểm tốt đó của họ.

Sẽ có muôn vàn kiểu tính cách mà bạn sẽ gặp khi đi làm, thực ra chúng ta không nhất thiết phải sống theo kiểu làm hài lòng hết tất cả mọi người, hãy sống tốt đẹp theo những giá trị riêng biệt mà bạn theo đuổi, tôn trọng tất cả những người cùng chúng ta làm việc cũng như không cố ý làm tổn hại đến bất kỳ ai.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây