Đã chấm dứt hợp đồng lao động có được tham gia bảo hiểm tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí không?

0
1257

Tư vấn trường hợp đã chấm dứt hợp đồng lao động nhưng chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì có thể tham gia bảo hiểm theo cách thức nào để hưởng chế độ hưu trí. Mức hưởng hưu trí được tính như thế nào? Nội dung tư vấn như sau

Nội dung câu hỏi:

Dear anh chị! Tôi muốn hỏi, bố tôi
sinh năm 1960. Tháng 3 năm 2017 bố tôi nghỉ việc. Bố tôi mới đóng BHXH được 12 năm 6 tháng. Tính
năm thì bố tôi còn thiếu 7 năm 6 tháng. Tính tuổi thì 2 năm nữa bố tôi mới đủ tuổi hưu. Vậy
tôi muốn hỏi trường hợp như bố tôi nếu muốn tiếp tục đóng BHXH thì có được không và cách thức đóng
như thế nào? Khi bố tôi nghỉ thì ông đang đóng BHXH với hệ số lương là 1,86. Vậy đến năm 2020 khi
đủ 60 tuổi để nhận hưu thì bố tôi được hưởng bao nhiêu %? Rất mong nhận được hồi âm của anh chị.
Trân trọng cảm ơn!

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần
tư vấn tới V-law, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về vấn đề tham gia bảo hiểm khi đã chấm dứt quan hệ
lao động.

Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng lương
hưu như sau:

“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i
khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20
năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau
đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55
tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có
đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm
đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm
lò;

d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp

2….”

Như vậy, căn cứ theo quy định này để được hưởng chế độ hưu trí người
lao động phải đáp ứng được hai điều kiện đó là độ tuổi và số năm đóng bảo hiểm xã hội. Với trường
hợp của bạn, bố bạn hiện tại chưa đủ tuổi nghỉ hưu và cũng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm do đó nếu
bố bạn muốn được hưởng chế độ hưu trí thì bố bạn có thể tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội theo diện
tự nguyện và chờ tới thời điểm đủ 60 tuổi thì làm thủ tục hưởng hưu trí.

Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo
hiểm xã hội tự nguyện có quy định về phương thức đóng như sau:

Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 2 Điều 87 của
Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

“1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong
các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:

a) Đóng hằng tháng;

b) Đóng 03 tháng một lần;

c) Đóng 06 tháng một lần;

d) Đóng 12 tháng một lần;

đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một
lần;

e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia
bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo
hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương
hưu.

2…”

Với trường hợp này, bố bạn có thể liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội
cấp quận, huyện tại địa phương để đề cập tới vấn đề tham gia bảo hiểm và lựa chọn mức đóng, phương
thức đóng phù hợp với điều kiện của mình.

Thứ hai, về vấn đề mức hưởng lương hưu.

Khoản 2 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về mức hưởng
lương hưu hàng tháng như sau:

“2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của
người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền
lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo
hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17
năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và
điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.”

Nếu đến năm 2020 bố bạn đủ 60 tuổi và đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20
năm trở lên thì bố bạn đủ điều kiện nghỉ hưu và mức hưởng lương hưu của bố bạn được tính như sau:
18 năm đầu tham gia bảo hiểm xã hội tương ứng với 45% mức bình quân tiền lương, từ năm thứ 19 trở
đi mỗi năm tham gia bảo hiểm tương ứng với 2%. Với trường hợp của bố bạn, bạn cần xem xét cụ thể
đến năm 2020 bố mình đóng được bao nhiêu năm bảo hiểm xã hội để xác định mức phần trăm cụ thể theo
quy định đã nêu trên.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-LAw về vấn đề bạn hỏi và
quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi
đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng
tôi –
Số điện thoại liên
hệ:
1900.6198


để được hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây