Công ty không chi trả chế độ thai sản cho người lao động?

0
1310

 

Luật sư tư vấn về trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản, bên bảo hiểm xã hội đã chi trả trợ cấp thai sản cho người lao động nhưng người sử dụng lao động không chi trả số tiền này cho người lao động và hướng giải quyết. Cụ thể như sau

Nội dung tư vấn:

Kính chào V-Law. Mình là
Thảo. Mình có tham gia đóng bảo hiểm ở công ty cũ trong vòng 8 tháng trước khi nghỉ thai sản. Vì
muốn hưởng chế độ thai sản cao hơn nên mình đã xin lãnh đạo công ty đóng mức 7,5tr/tháng. Phần
chênh lệch do đóng mức cao mình hoàn toàn chịu trách nhiệm đóng. Sau khi sinh công ty có làm chế độ
thai sản cho mình nhưng vì mình nằm trong diện phải thanh tra bảo hiểm nên cần nộp thêm quyết toán
thuế thu nhập cá nhân, do số người nộp thuế với số người tham gia đóng bảo hiểm chênh lệch nhau nên
trong danh sách nộp cho cơ quan bảo hiểm đã cắt bớt số người có trong danh sách quyết toán thuế
nhưng không đóng bảo hiểm. Sau cùng bên BHXH vẫn giải quyết chế độ thai sản cho mình. Tiền đã được
trả về tài khoản công ty. Vì trường hợp của mình nằm trong diện thanh tra nên mình vẫn đồng ý
đóng thêm 100% bảo hiểm thêm 03 tháng nữa kể từ khi hết thời hạn nghỉ thai sản. Mình cũng đã lên
xin ý kiến giám đốc và được đồng ý giải quyết chi trả bảo hiểm thai sản cho mình. Tuy nhiên phòng
hành chính nhân sự lấy lý do sợ bên bảo hiểm truy cứu nên vẫn bắt mình đóng bảo hiểm thêm 6 tháng
nữa và không thanh toán tiền bảo hiểm thai sản cho mình. Nói thêm là vì lý do con nhỏ không ai chăm
sóc nên mình xin nghỉ việc ở công ty nhưng vẫn đóng bảo hiểm. Vậy Luật Việt cho mình hỏi có
luật nào quy định người tham gia BHXH hưởng chế độ thai sản như mình sau khi nghỉ thai sản mà vẫn
bắt buộc phải đóng thêm mấy tháng bảo hiểm như vậy ko???  Nếu mình đóng bảo hiểm thêm 3 tháng
nữa rồi cắt bảo hiểm thì có bị thanh tra lại ko?? Làm thêm nào để công ty thanh toán bảo hiểm cho
mình? Mình cám ơn và mong sớm nhận được phản hồi từ V-Law

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu
hỏi đến V-Law, trường hợp của chị chúng tôi tư vấn như sau:

Về điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo
hiểm xã hội năm 2014 như sau:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong
các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai
hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện
pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh
con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều
này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con
hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng
bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định
của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng
trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3
Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con
hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều
34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Theo đó, khi lao động nữ đã đóng từ đủ 6 tháng trở lên trong thời
gian 12 tháng trước khi sinh con khi sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản. Theo như thông tin chị
đưa ra thì chị cũng đã được bên bảo hiểm xã hội chi trả chế độ thai sản cho mình nhưng bên công ty
vẫn yêu cầu chị đóng thêm 06 tháng nữa. Thai sản thuộc bảo hiểm xã hội bắt buộc, theo quy định của
Luật Bảo hiểm xã hội thì đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là người lao động là công dân
Việt Nam theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định
thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ
đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao
động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp
luật về lao động. Như vậy, nếu không còn quan hệ lao động giữa người lao động và người sử
dụng lao động thì sẽ không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (bao gồm cả chế độ thai sản).

Việc phòng hành chính nhân sự lấy lý do sợ bên bảo hiểm truy cứu nên
vẫn bắt chị đóng bảo hiểm thêm 6 tháng nữa và không thanh toán tiền bảo hiểm thai sản cho chị là
sai quy định. Trong trường hợp này bạn có thể khiếu nại theo trình tự quy định tại Điều 119 Luật
Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

“1. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi hành
chính về bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

2. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi về bảo
hiểm xã hội không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì người khiếu nại có quyền lựa
chọn một trong hai hình thức sau đây:

a) Khiếu nại lần đầu đến cơ quan, người đã ra quyết định hoặc
người có hành vi vi phạm. Trường hợp cơ quan, người có quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội bị
khiếu nại không còn tồn tại thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện có trách nhiệm giải
quyết;

b) Khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp người khiếu nại được quy định tại điểm a khoản 2
Điều này không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà
khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại đến cơ quan quản
lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết
khiếu nại của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại
không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án.”

Theo đó, khi không đồng ý với quyết định của người sử dụng lao
động về bảo hiểm xã hội thì có thể lựa chọn một trong hai cách là: khiếu nại hoặc khởi kiện tại Tòa
án theo quy định của pháp luật. Chị có thể làm đơn khiếu nại gửi đến Công đoàn cơ sở của công ty về
hành vi công ty không chi trả tiền bảo hiểm thai sản cho chị. Nếu chị không đồng ý với quyết định
giải quyết khiếu nại của Công đoàn hoặc công ty không giải quyết khiếu nại thì chị có quyền khởi
kiện tại Tòa án hoặc làm đơn khiếu nại gửi đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội. Hoặc chị có
thể làm đơn khởi kiện gửi đến Tòa án nhân dân Quận, huyện nơi công ty đặt trụ sở để giải quyết theo
thủ tục tố tụng dân sự vì tranh chấp giữa chị và công ty là tranh chấp lao động cá nhân.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề chị hỏi
và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, chị vui lòng gọi
đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng
tôi –
Số điện thoại liên
hệ:
1900.6198
 để được hỗ trợ kịp
thời.

Trân trọng.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây