Công ty có được trừ phép năm vào ngày nghỉ ốm đau của người lao động?

0
1237

 

Luật sư tư vấn về trường hợp công ty trừ phép năm vào ngày nghỉ ốm đau của người lao động. Nội dung tư vấn như sau

Xin chào! Chào
luật sư Minh Gia. Em nhờ luật sư tư vấn dùm em về luật trừ phép năm của công nhân làm cho các công
ty được ký hợp đồng lao động. Hiện em đang làm cho công ty cung ứng dịch vụ lao động cho các công
ty khác. Vẫn ký hợp đồng lao động được tính bảo hiểm phép năm đầy đủ…Khi em xin nghỉ bệnh 2-3 ngày,
em có xin cấp giấy nghỉ bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm. Nhưng tại sao công ty vẫn trừ ngày phép
năm của em. Theo công ty cũ em làm nếu em nghỉ bệnh 1ngày công ty sẽ tính phép năm. Còn nghỉ 2-3
ngày thì tính phép bệnh, ngày phép giữ nguyên cho tháng đó. Làm ơn cho em hỏi trừ phép năm qua
phép bệnh có phải là quy định mới không? Em xin tư vấn giúp em. Em chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới V-Law. Với trường hợp của
bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy
định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật lao động 2012 về nghỉ hàng năm như sau:

“Điều 111.
Nghỉ hằng năm

1. Người lao
động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên
lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày
làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày
làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi
có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì
phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết
tật;

c) 16 ngày
làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở
những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.”.

Như
vậy, theo quy định trên thì người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động
thì được nghỉ phép năm và hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.

Ngoài ra, khi
bạn nghỉ việc do ốm đau thì bạn sẽ được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của Luật Bảo hiểm xã
hội. Theo đó, tại Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau như
sau:

“Điều 26.
Thời gian hưởng chế độ ốm đau

1. Thời gian
tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và
h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết,
ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

a) Làm việc
trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày
nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

b) Làm nghề
hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh
mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực
hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã
đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

…”.

Như vậy, căn cứ
các quy định nêu trên thì chế độ ốm đau là một trong các chế độ của bảo hiểm xã hội, chi trả trong
trường hợp người lao động ốm đau. Trường hợp bạn nghỉ việc do ốm đau, có giấy xác nhận của cơ sở y
tế về việc hưởng bảo hiểm thì bạn sẽ được cơ quan bảo hiểm thanh toán chế độ ốm đau theo quy định.
Đây là quyền lợi của bạn được hưởng khi bạn tham gia bảo hiểm. Do đó, trường hợp công ty trừ ngày
nghỉ hàng năm của bạn vào thời gian bạn nghỉ ốm đau là không đúng quy định pháp luật.

Vì vậy, để đảm
bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể gửi đơn khiếu nại trực tiếp đến công ty yêu cầu
công ty thực hiện việc nghỉ hàng năm theo đúng quy định pháp luật, đồng thời chuyển hồ sơ đến cơ
quan bảo hiểm xã hội để thanh toán chế độ ốm đau cho bạn. Trường hợp công ty không giải quyết thì
bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi đến Phòng Lao động -Thương binh – Xã hội quận (huyện) nơi công ty
đặt trụ sở để yêu cầu giải quyết.

Trên đây là nội
dung tư vấn của V-LAw về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần
luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn
pháp luật trực tuyến của chúng tôi –
Số
điện thoại liên hệ:
1900.6198
 để
được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây