Có phải thanh toán tiền bảo hiểm đối với lao động đang sử dụng đã về hưu?

0
1185
Có phải thanh toán tiền bảo hiểm đối với lao
động đang sử dụng đã về hưu. Thanh toán tiền bảo hiểm cho lao động.


Tóm tắt câu hỏi:

Thưa luật sư tôi có sự việc như sau; cơ quan tôi có
ký Hợp đồng lao động với một anh đã về hưu, với mức lương khoán là 1.800.000đ/1thang. Nhưng không
thanh toán tiền 22% BHXH,BHYT và BHTN vậy có đúng không. Xin luật sư tư vấn giúp
tôi.?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Nội dung:

Thứ nhất, người lao động nếu đủ điều
kiện để hưởng chế độ hưu trí mà vẫn tiếp tục  tham gia lao động thì không thuộc nhóm đối tượng
phải tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bảo hiểm thất nghiệp và Bảo hiểm y tế trong thời gian lao
động sau khi về hưu của mình.

Khoản 9 Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định
cụ thể:

“9. Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội,
trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm
xã hội bắt buộc.”

 

Điều 13 Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 về
ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội,
thẻ bảo hiểm y tế  về đối tượng tham gia Bảo hiểm thất nghiệp quy định:

1. Người lao động

1.1. Người lao động tham gia BHTN khi làm việc
theo HĐLĐ hoặc HĐLV như sau:

a) HĐLĐ hoặc HĐLV không xác định thời
hạn;

b) HĐLĐ hoặc HĐLV xác định thời
hạn;

c) HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất
định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.

1.2. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức
lao động hàng tháng; người giúp việc gia đình có giao kết HĐLĐ với đơn vị quy định tại Khoản 2 Điều
này không thuộc đối tượng tham gia BHTN”.

Theo đó, người đang hưởng lương hưu cũng không thuộc
nhóm đối tượng tham gia Bảo hiểm thất nghiệp.

Khoản 2 Điều 17 Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày
09/09/2015 về ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ
bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế về  đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế quy
định:

2. Nhóm do tổ chức BHXH đóng, bao
gồm:

2.1. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao
động hằng tháng;

2.2. Người đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng do
bị tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp;

2.3. Người lao động nghỉ việc đang hưởng chế độ
ốm đau theo quy định của pháp luật về BHXH do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày
theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; Công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định
số 206/CP ngày 30/5/1979 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) về chính sách đối với công nhân
mới giải phóng làm nghề nặng nhọc, có hại sức khỏe nay già yếu phải thôi
việc;

2.4. Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ
cấp tuất hằng tháng;

2.5. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc
đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng;

2.6. Người đang hưởng trợ cấp thất
nghiệp;

2.7. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai
sản theo quy định của pháp luật về BHXH
.”

Theo quy định này thì việc đóng bảo hiểm y tế cho
người lao động đang hưởng lương hưu thuộc về cơ quan bảo hiểm chứ không thuộc về cơ quan sử dụng
lao động đã về hưu đó.Vậy nên cơ quan bạn cũng không có trách nhiệm đóng Bảo hiểm y tế cho người
lao động kia.

 

>>> Luật sư tư vấn
pháp luật lao động qua tổng đài:
 1900.6198

Thứ hai, tuy không thuộc nhóm đối tượng phải tham
gia 03 loại bảo hiểm nếu trên nhưng người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả cho người lao
động đã về hưu nhưng vẫn tiếp tục đi làm khoản tiền tương ứng mà phía người sử dụng lao động phải
nộp cho người lao động nếu họ thuộc nhóm đối tượng tham gia các loại bảo hiểm trên theo Điều 186
Luật lao động 2012:

1. Người sử dụng lao động, người lao động phải
tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các
chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y
tế.

Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao
động thực hiện các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động.

2. Trong thời gian người lao động nghỉ việc được
hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao
động.

3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng
tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả
lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương
của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy
định
.”

Như vậy có thể thấy, nếu người lao động được bạn
nhắc đến đáp ứng đủ các điều kiện để hưởng chế độ hưu trí mà vẫn tiếp tục tham gia lao động thì có
quyền được người sử dụng lao động thanh toán số tiền tương ứng nếu họ tham gia Bảo hiểm xã hội bắt
buộc, Bảo hiểm thất nghiệp và Bảo hiểm y tế. Vậy nên, trong trường hợp của bạn, người lao động kia
có quyền hưởng thêm 22% tiền lương cho các loại bảo hiểm trên, đồng thời hành vi không thanh
toán  của cơ quan bạn là vi phạm pháp luật.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây