Chốt sổ bảo hiểm cho người lao động khi đơn vị sử dụng lao động nợ tiền bảo hiểm?

0
1184

 

Câu hỏi tư vấn:

Từ tháng 11/2013 tôi có ký hợp đồng lao động với công ty A. Đến tháng 1/2015 tôi làm đơn xin nghỉ việc và có sự đồng ý của Giám Đốc thì công ty vẫn chưa chốt được sổ bảo hiểm cho tôi vì lý do: không có tiền chi trả cho cơ quan bảo hiểm. Tính từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 1 năm 2015 là 15 tháng.

Tôi đã đóng bảo hiểm đầy đủ của phần người lao động đóng, nhưng công
ty không chi trả tiền bảo hiểm cho cơ quan bảo hiểm và lấy làm lợi ích riêng. Tháng 4/2015 tôi xin
làm tại công ty B và có lấy số sổ bảo hiểm để đăng kí tham gia bảo hiểm, đến tháng
07/2015 tôi xin nghỉ vì lý do gia đình, đến thời điểm này tôi vẫn chưa đuợc công ty A
chốt sổ. Tháng 10/2015 – hiện tại: tôi lại tham gia bảo hiểm ở công ty C.

Xin cho tôi hỏi: Nếu tôi muốn từ bỏ quá trình bảo hiểm ở công ty
A để chốt sổ ở công ty B thì có được hay không. Vì theo tôi biết, công ty A hoàn
toàn không có khả năng chi trả cho cơ quan bảo hiểm dù đã rất nhiều lần bị mời lên tòa án.

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư
vấn tới V-law, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định của công văn 3663/BHXH-THU về việc hủy sổ bảo hiểm. Cụ
thể:

I. Các nguyên tắc xử lý liên quan đến gộp sổ BHXH:

5. Trường hợp NLĐ cam kết không
thừa nhận quá trình tham gia BHXH, BHTN thì phải trình bày rõ trong Đơn đề nghị (mẫu D01-TS). Cán
bộ xử lý nghiệp vụ khóa dữ liệu quá trình đóng BHXH, BHTN bằng phương án KB, KT và lập biên bản hủy
sổ tại mục “Hủy có nhiều sổ”. Đơn đề nghị của NLĐ có phê duyệt của Ban Giám đốc BHXH quận, huyện
hoặc Lãnh đạo phòng Thu BHXH Thành phố để thay thế cho sổ thu hồi. Trường hợp đặc biệt phải phục
hồi lại quá trình đã khóa phương án KB, KT, thì chỉ được thực hiện khi có sự phê duyệt (nơi đã khóa
dữ liệu trước đây) của Ban Giám đốc BHXH quận, huyện hoặc lãnh đạo phòng chức năng của Thành phố và
đúng theo quy trình phục hồi số sổ đã hủy.

Như vậy, với quy định trên thì hủy sổ bảo hiểm chỉ áp dụng
trong trường hợp bạn cam kết không thừa nhận quá trình đóng bảo hiểm (do không làm việc tại đơn
vị) thì mới có thể hủy thời gian tại công ty A. Tuy nhiên, do trên thực tế bạn có tồn tại
quan hệ lao động và có trích tiền hàng tháng đóng bảo hiểm nên không thuộc trường hợp được tự làm
thủ tục  hủy thời gian đóng bảo hiểm tại công ty A.

Đồng thời, tại công văn 856/LĐTBXH-BH về một số vướng mắc
trong quá trình thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội:

2. Đối với các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục phá
sản, cơ quan Bảo hiểm xã hội tích cực đôn đốc doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội
và chủ động phối hợp với các quyền giải quyết nợ của doanh nghiệp để thu hồi khoản nợ bảo hiểm xã
hội theo quy định của Luật phá sản.

Để tạo thuận lợi cho người lao động trong trường hợp chuyển nơi
làm việc thì xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội đến thời điểm doanh nghiệp đã đóng đủ bảo hiểm
xã hội để người lao động tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tại đơn vị mới, sau khi thu hồi
được khoản nợ của doanh nghiệp thì xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên sổ bảo hiểm
xã hội.

3. Đối với các doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn nợ tiền đóng bảo
hiểm xã hội thì cho phép doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội cho những người lao động đủ điều kiện
hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, người lao động thôi việc để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội
và chốt sổ bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy
định.

Theo đó, công văn 856 cũng quy định rõ trong trường
hợp công ty nợ tiền bảo hiểm xã hội thì không thể tiến hành chốt sổ bảo hiểm xã hội
cho người lao động được.  Do đó, để đảm bảo quyền lợi của mình thì bạn vẫn tiến
hành rút sổ bảo hiểm của mình tại công ty B về, sau đó yêu cầu công ty A đóng tiền bảo hiểm cho bạn
để bạn làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm tại cơ quan bảo hiểm. Trường hợp, không giải quyết thì có
quyền làm đơn khởi kiện trực tiếp ra Tòa để xử lý.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Chốt sổ bảo hiểm cho người
lao động khi đơn vị sử dụng lao động nợ tiền bảo hiểm?
. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc
cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư
vấn trực tuyến – Số điện thoại liên hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp
thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây