Chính sách đối với lao động dôi dư không đủ tuổi nghỉ hưu

0
1248

 

Chính sách đối với lao động dôi dư không đủ
tuổi nghỉ hưu khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm
chủ.


Khi sắp xếp lại công ty nhiều trường hợp sẽ phát sinh vấn đề lao động dôi dư, đối với công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu khi có sự sắp xếp lại mà phát sinh lao động
dôi dư thì lao động này sẽ được giải quyết căn cứ theo Nghị định 91/2010/NĐ-CP, hướng dẫn cụ thể
tại Thông tư 38/2010/TT-BLĐTBXH.

Đối với lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty TNHH một thành viên do nhà
nước làm chủ sở hữu mà chưa đủ tuổi nghỉ hưu thì được hưởng chế độ sau:

– Trợ cấp 01 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho mỗi năm (đủ 12
tháng, số tháng lẻ cộng dồn vào giai đoạn tiếp theo) thực tế làm việc trong khu vực nhà nước được
tính trợ cấp, nhưng thấp nhất cũng bằng 02 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu
có).

– Hỗ trợ thêm 01 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho mỗi năm (đủ
12 tháng) thực tế làm việc trong khu vực nhà nước được tính hỗ trợ thêm.

– 06 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) hiện hưởng tại thời điểm
nghỉ việc để đi tìm việc làm. Nếu có nhu cầu học nghề thì được học nghề miễn phí tối đa là 06
tháng.

–  Thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước được tính trợ cấp
quy như trên là tổng thời gian người lao động thực tế làm việc (có đi làm, có tên trong bảng thanh
toán lương) trong khu vực nhà nước trừ đi thời gian người lao động nhận trợ cấp mất việc làm, trợ
cấp thôi việc, thời gian hưởng chế độ xuất ngũ hoặc phục viên, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
theo quy định (nếu có).

Thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước được tính trợ cấp xác định
theo số năm (đủ 12 tháng) ở mỗi giai đoạn điều chỉnh hệ số lương và mức tiền lương tối thiểu chung,
số tháng lẻ ở giai đoạn trước được cộng dồn vào giai đoạn tiếp theo. Trường hợp ở giai đoạn cuối
cùng còn tháng lẻ thì được tính theo nguyên tắc: dưới 01 tháng không được tính; từ đủ 01 tháng đến
dưới 07 tháng được tính tròn 06 tháng; từ đủ 07 tháng đến dưới 12 tháng được tính tròn 01
năm.

 

đ) Thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước được tính hỗ trợ thêm
quy định tại điểm b, khoản 4 Điều này là tổng thời gian người lao động thực tế làm việc (có đi làm,
có tên trong bảng thanh toán lương) trong khu vực nhà nước trừ đi thời gian người lao động nhận trợ
cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, thời gian hưởng chế độ xuất ngũ hoặc phục viên theo quy định
(nếu có).

Tổng thời gian người lao động thực tế làm việc (có đi làm, có tên trong bảng
thanh toán lương) trong khu vực nhà nước xác định theo quy định tại điểm d, khoản 4 Điều
này.

e) Tiền lương, phụ cấp lương làm căn cứ tính trợ cấp, hỗ trợ thêm quy định
tại điểm a, điểm b, khoản 4 Điều này được tính theo các giai đoạn điều chỉnh hệ số lương và mức
lương tối thiểu chung cho mỗi năm thực tế làm việc trong khu vực nhà nước (tính đủ 12 tháng, số
tháng lẻ cộng dồn vào giai đoạn tiếp theo), cụ thể như sau:

– Đối với thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước được tính trợ
cấp, hỗ trợ thêm trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 thì tính theo hệ số lương (kể cả hệ số chênh lệch
bảo lưu, nếu có) và phụ cấp lương (gồm phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, nếu có) bình quân 6 tháng
liền kề thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2004 theo Nghị định số 25/CP và Nghị định số 26/CP ngày 23
tháng 5 năm 1993 của Chính phủ.

Ngoài ra, người lao động còn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy
định.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây