Chế độ tinh giản biên chế đối với lao động nữ

0
1227

 

Chế độ tinh giản biên chế đối với lao động
nữ. Cách tính lương hưu hàng tháng của người lao động. Mức hưởng lương hưu hàng
tháng.
 


Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào quý công ty: tôi tên là Nguyễn Thị Cúc, kế
toán của bệnh viện, sinh tháng 11/1968. Tôi đăng ký về hưu theo diện tinh giản biên chế của Nghị
định 108/2014/NĐ-CP vào tháng 6 năm 2019, đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 9 năm 1998 đến
tháng 9 năm 2018 là đủ 20 năm. Tôi xin quý công ty tư vấn cho tôi về chế độ tính lương hưu có được
hưởng 75% không và số năm tính để hưởng lương là mấy năm. Tôi xin chân thành cảm
ơn.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của V-LAw. Với thắc mắc của bạn,
tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

 

Giải quyết vấn đề:

Theo thông tin bạn cung cấp, tính đến tháng 06/2019
bạn đủ 50 tuổi, đóng bảo hiểm xã hội được 20 năm. Bạn muốn nghỉ hưu theo diện tinh giản biên
chế quy định tại Nghị định 108/2014/NĐ-CP.

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 47/2016/TT-BQP các
đối tượng áp dụng tinh giảm biên chế gồm:

* Công nhân, viên chức quốc phòng hưởng lương từ
ngân sách Nhà nước thuộc đối tượng tinh giản biên chế thuộc một trong các trường hợp
sau:

– Dôi dư do cơ cấu lại theo vị trí việc làm hoặc do
cơ cấu trong cơ quan, đơn vị không hợp lý; hoặc sắp xếp lại tổ chức biên chế theo quyết định của
cấp có thẩm quyền nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác.

– Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên
môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác
phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp
vụ.

– Có chuyên ngành đào tạo không phù
hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên hạn chế về năng lực hoàn thành công việc được giao,
nhưng không thể bố trí việc làm khác.

– Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời Điểm xét tinh
giản biên chế được phân loại, đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng
lực; hoặc có 01 năm hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí
việc làm khác phù hợp.

– Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời Điểm xét tinh
giản biên chế, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc tối thiểu bằng số ngày nghỉ tối đa do ốm đau
theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan bảo hiểm xã
hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định, cụ thể:

+ Những người làm việc trong Điều kiện bình thường
và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là 30 ngày;
đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là 40
ngày; đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là 60
ngày;

+ Những người làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh Mục do Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ
0,7 trở lên và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc
là 40 ngày; đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm
việc là 50 ngày; đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc
là 70 ngày.

+ Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không
xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự
chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự
nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ) dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cấp
có thẩm quyền; hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện
chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân
sự.

 

>>> Luật sư tư vấn chế
độ 

tinh giản biên chế đối với lao động
nữ

:

1900.6198

* Người làm việc theo chế độ hợp
đồng lao động không xác định thời hạn tại các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn
toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự, dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo
quyết định của cơ quan có thẩm quyền; hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy,
nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức
bộ máy và nhân sự.

* Viên chức quốc phòng được cơ quan có thẩm quyền cử
làm đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước do Bộ Quốc
phòng làm chủ sở hữu, khi thôi làm đại diện phần vốn Nhà nước nhưng không bố trí được vị trí công
tác mới.

* Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên,
Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên không phải
là quân nhân tại các doanh nghiệp trong Bộ Quốc phòng dôi dư do thực chuyển thành công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc chuyển thành đơn vị sự nghiệp công lập theo quyết định
của cấp có thẩm quyền.

Do đó, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp trên
thì bạn sẽ được xem xét nghỉ hưu theo diện bị tinh gian biên chế.

Chế độ nghỉ hưu theo tinh giản biên
chế quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP như sau:
Đối tượng tinh giản
biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP nếu đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi đối với
nam, đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên,
được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ quy định tại
Điểm a, c Khoản 1 Điều này và được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so
với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;

Như vậy, bạn sẽ không bị trừ tỷ lệ
lương hưu do về hưu trước tuổi; đ
ược trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu
công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội, từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng
bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương;
được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ
hưu trước tuổi.

Cách tính mức hưởng lương hưu của bạn theo quy định
tại Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

+ 15 năm = 45%

+ 5 năm = 10%

Tổng mức hưởng lương hưu của bạn khi về hưu là 55%
mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây