Chế độ của người lao động khi nghỉ việc do công ty thay đổi cơ cấu

0
1195

Chào luật sư, tôi bị công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động lý do công ty giảm biên chế. Tôi đã làm việc tại công ty được 23 tháng. ký hợp đồng lao động có thời hạn là 12 tháng. Tôi bắt đầu 01/06/2013 – 30/04/2015. Công ty thông báo cho nghỉ việc cách đây 2 tuần. Xin cho hỏi tôi được bồi thường theo luật lao động hiện hành như thế nào? Trân trọng cảm ơn.

>> Tư vấn thắc mắc về chế độ lao động,

gọi: 1900.6198

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề
nghị tư vấn đến Công ty Luật Việt, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, trong trường hợp công ty có đóng bảo hiểm thất nghiệp

Do bạn đã kí hợp đồng lao động 12 tháng với công ty và thực tế đã làm việc được 23 tháng nên bạn
thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định tại điều 2 Luật BHXH:

“3. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao
động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ
đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều
này”.

Do đó, bạn sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp nếu như bạn đủ điều kiện để hưởng theo quy
định tại điều 81 Luật BHXH 2006:

“Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước
khi thất nghiệp;

2. Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội;

3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp theo quy định tại khoản
2 Điều này”.

>> Giải đáp quy định về Chế độ nghỉ việc qua tổng
đài:  1900.6198

Mức hưởng và thời gian hưởng được quy định cụ thể tại điều 82 Luật
BHXH 2006:

“1. Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo
hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:

a) Ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất
nghiệp;

b) Sáu tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng bảo hiểm thất
nghiệp;

c) Chín tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm
thất nghiệp;

d) Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở
lên”.

Cách tính cụ thể trợ cấp mất việc làm được quy định tại điều 1 thông tư 39/2009/BLĐTBXH:
“1. Mức trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 12 của Nghị
định số 39/2003/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
1. Công thức tính trợ cấp mất việc làm:

Tiền trợ cấp mất việc làm  = Số năm được tính hưởng trợ cấp mất việc làm x Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm x 01

Thứ hai, trường hợp công ty không đóng bảo hiểm thất nghiệp

Vì công ty không đóng bảo hiểm thất nghiệp cho bạn và trong trường hợp cắt giảm biên chế này
công ty không thể sắp xếp cho bạn 1 công việc khác phù hợp dẫn đến việc bạn phải nghỉ việc do
đó công ty sẽ phải chi trả trợ cấp mất việc cho bạn theo quy định tại điều 44 Bộ luật lao động
2012 về nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý
do kinh tế:

“1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì
người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy
định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao
động để tiếp tục sử dụng.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người
lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49
của Bộ luật này.

2. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi
việc, thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy
định tại Điều 46 của Bộ luật này”.

Mức hưởng và cách tính trợ cấp mất việc được quy định cụ thể tại điều 49 Bộ luật lao động

“1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho
mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này,
mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc
thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp
theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả
trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06
tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm”.

Thứ ba, trường hợp công ty có đóng BHXH cho bạn thì bạn sẽ được hưởng BHXH 1
lần trong trường hợp nghỉ việc vì bạn đã kí hợp đồng lao động là 12 tháng đối với công ty do
đó bạn là đối tượng được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định điều 2, Luật BHXH
2006:

“1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ
đủ ba tháng trở lên”.

Về mức hưởng bảo hiểm xã hộ một lần được quy định tại điều 56 Luật BHXH 2006:

“Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính
bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội”.

Về cách tính bảo hiểm xã hội , chúng tôi đã có tư vấn cụ thể và bạn có thể tham khảo trong bài viết
“cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần như nào”.

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật trong trường hợp của bạn công ty bắt buộc phải đóng BHXH cho
người lao động và từ 1/1/2015 công ty cũng phải đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Trong
trường hợp không đóng, công ty sẽ bị phạt đối với hành vi vi phạm này.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây