Bị tai nạn lao động trong thời gian thử việc, xử lý thế nào?

0
1630

Trong thời gian thử việc nếu người lao động bị tai nạn lao động sẽ được bồi thường tai nạn lao động như người lao động làm việc chính thức.

Chuyên viên Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài (24/7): 1900 6198

Thứ nhất, trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn trong thời gian thử việc

Theo pháp luật lao động thì người lao động thử việc được bồi thường tai nạn lao động như người lao động chính thức. Về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động được quy định tại Điều 144 của Bộ Luật lao động năm 2012:

(i) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế. (ii) Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị. (iii) Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này”.

Như vậy, người sử dụng lao động còn phải bồi thường cho người lao động theo quy định tại Điều 145 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

(i) Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. (ii) Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

(iii) Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau: Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%; Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

(iv) Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều 145.

Thứ hai, chế độ bảo hiểm tai nạn lao động trong thời gian thử việc

Về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động của người lao động khi đáp ứng các điều kiện sau:

(i) Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động; Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

(ii) Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn;

(iii)  Người lao động không thuộc một trong các trường hợp sau: Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động; Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân; Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

Về các chế độ người lao động có thể được hưởng khi bị tai nạn trong thời gian thử việc

(i) Trợ cấp một lần  hoặc trợ cấp hàng tháng ( dựa trên mức suy giảm khản năng lao động; (ii) Trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động; (iii) Trợ cấp phục vụ; (iv) Hỗ trợ tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; (v) Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật; (vi) Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc; (vii) Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Về hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động

(i) Sổ bảo hiểm xã hội; (ii) Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú; (iii) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa; (iv) Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Giải quyết yêu cầu của tập thể lao động khi ngừng đình công

Dịch vụ pháp luật về lao động của Công ty Luật TNHH Everest

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, Email: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây