Về hưu theo chế độ tinh giản biên chế hay suy giảm khả năng lao động

0
1503

Về hưu theo chế độ tinh giản biên chế hay suy giảm khả năng lao động

Về hưu theo chế độ tinh giản biên chế hay
suy giảm khả năng lao động. Mức lương hưu hàng tháng.

 

Tóm tắt câu hỏi:

Xin được tư vấn về nghỉ hưu trước tuổi. Kính thưa quý luật sư. Tôi xin trình
bày trường hợp việc làm của mình và mong được quý vị dành thời gian quý báu để giúp đỡ tư vấn cho
tôi, xin chân thành cảm ơn rất nhiều. Tôi sinh tháng 5 năm 1963, làm nhân viên văn phòng trong
trường tiểu học ở quận 6 từ tháng 10 năm 1983, thời gian nghỉ hưu chính thức của tôi là
tháng 6 năm 2018. Nhưng nay do hoàn cảnh gia đình, tình hình sức khỏe và tình hình cơ quan,
tôi có nguyện vọng nghỉ việc từ tháng 01 năm 2017 (nghỉ hưu trước tuổi là 1 năm 5 tháng). Thời
điểm này tôi được 53 tuổi 7 tháng và đã đóng bảo hiểm xã hội được 33 năm 3 tháng, đóng bảo
hiểm thất nghiệp được 8 năm. Hệ số lương là 3,48 và phụ cấp vượt khung 15% (mốc tính
01/10/2016) tương đương 4,00. Vậy xin hỏi tôi nên chọn 1 trong 2 trường hợp nào sau
đây:

1. Nghỉ việc theo diện tinh giản biên chế tôi sẽ được hưởng quyền lợi gì từ
nguồn ngân sách và nguồn BHXH? Thời điểm nhận lương hưu

2/ Nghỉ việc theo diện suy giảm sức khỏe 61% tôi sẽ được hưởng quyền lợi gì
từ nguồn ngân sách và nguồn BHXH? Thời điểm nhận lương hưu?

Rất mong nhận được sự tư vấn của quý vị, xin gửi lời chúc sức khỏe và biết
ơn. Trân trọng kính chào.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực
tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, V-Law xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Căn cứ Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy
định điều kiện hưởng lương hưu như sau:

“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d,
g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc
có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong
các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55
tuổi;”

Như vậy, điều kiện hưởng lương hưu là bạn đóng bảo hiểm xã hội được 20 năm
và đủ 55 tuổi. Nếu bạn nghỉ trước 55 tuổi là nghỉ hưu trước tuổi.

1. Nghỉ việc theo diện suy giảm  khả năng lao
động  61%:

Căn cứ Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội
2014 quy định điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động như
sau:

“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d,
g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được
hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và
điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau
đây:

a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ
đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy
giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi
và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở
lên;”

Tính đến tháng 1/2017 thì bạn được 53 tuổi
7 tháng, nếu bạn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì bạn sẽ được
nghỉ việc theo suy giảm khả năng lao động.

Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức lương
hưu hằng tháng như sau:

“1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến
trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định
tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy
định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm
mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng
tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình
quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số
năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm
2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20
năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15
năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại
điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao
động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2
Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm
2%.

Mặt khác, điểm a) Khoản 1 Điều 17 Thông tư
59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:

“a) Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ
đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước
tuổi của năm đó.”

Như vậy, mức hưởng lương hưu của bạn như sau:

+ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội
= 45%

+ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tiếp theo = 15 x 3% =
45%

+ 3 tháng đóng bảo hiểm xã hội: 0,5 x 3% =
1.5%

Tổng tỷ lệ trên = 45% + 45% + 1,5% = 91,5%.
Theo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng lương hưu tối đa là 75%.

Do bạn nghỉ hưu là lúc bạn 53 tuổi 7 tháng (nghỉ
trước tuổi 1 năm 5 tháng) nên sẽ bị trừ đi 2% => bạn sẽ được hưởng 75% – 2% =
73%.

Như vậy, mức hưởng lương hưu hàng tháng của bạn là
73% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của bạn. Theo như bạn trình bày, bạn đóng
bảo hiểm xã hội từ

tháng 10 năm 1983 thì khi nghỉ
hưu bạn sẽ
tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã
hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

2. Nghỉ việc theo diện tinh giản biên
chế:

Căn cứ Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định các
trường hợp tinh giản biên chế như sau:

“1. Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và
cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp
theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức), thuộc đối tượng
tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy,
nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước hoặc do đơn vị sự nghiệp công
lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực
hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự;

b) Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức
theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác;

c) Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên
môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác
phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên
môn;

d) Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí
việc làm hiện đang đảm nhiệm nên bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc được giao, nhưng không
thể bố trí việc làm khác.

đ) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét
tinh giản biên chế, cán bộ, công chức được phân loại, đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ
nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và
01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù
hợp.

e) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét
tinh giản biên chế, viên chức có 01 năm được phân loại đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ và
01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù
hợp.

g) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét
tinh giản biên chế, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy
định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan
Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành.

2. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động
không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao
quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là
đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ) dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết
định của cơ quan có thẩm quyền hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân
sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy
và nhân sự.

3. Viên chức, người làm việc theo chế độ hợp
đồng lao động không xác định thời hạn tại các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ
hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự dôi dư do sắp xếp lại tổ chức
theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ
máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ
chức bộ máy và nhân sự.

4. Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên,
Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, kiểm soát viên của công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu dôi dư do thực hiện cổ
phần hóa, giao, bán, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, phá sản hoặc chuyển thành công
ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc chuyển thành đơn vị sự nghiệp công lập theo
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của các nông,
lâm trường quốc doanh dôi dư do sắp xếp lại theo quy định của Nghị định
số 170/2004/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát
triển nông trường quốc doanh, Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của
Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh.

5. Những người là cán bộ, công chức được cơ quan có
thẩm quyền cử làm người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn
nhà nước, khi thôi làm đại diện phần vốn nhà nước, nhưng không bố trí được vào vị trí công tác
mới.

6. Những người làm việc trong biên chế được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền giao cho các hội thuộc danh sách dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết
định của cơ quan có thẩm quyền.”

Nếu bạn muốn về hưu trước tuổi theo chế độ tinh giản
biên chế thì bạn phải thuộc một trong các trường hợp trên.

Theo như bạn trình bày, bạn sẽ về hưu vào tháng
1/2017, lúc này bạn 53 tuổi 7 tháng. Chính sách về hưu đối với bạn áp dụng theo quy định tại Khoản
4 Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP như sau:

“4. Đối tượng tinh giản
biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu trên 58 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, trên 53
tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì được
hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu
do việc nghỉ hưu trước tuổi.”

Như vậy, khi về hưu bạn sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu
trước tuổi. Mức hưởng lương hưu hàng tháng của bạn là 75% mức bình quân

của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ
hưu.

Do đó,
bạn nên xem xét trường hợp của mình, nếu thuộc trường hợp tinh giản biên chế thì bạn nên về hưu
theo chế độ tinh giản biên chế.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây