Về hưu do suy giảm khả năng lao động

0
1197
Về hưu do suy giảm khả năng lao động. Người
lao động bị suy giảm sức khỏe có được hưởng các quyền lợi bảo hiểm xã hội.

Tóm tắt câu hỏi:

Kính chào luật sư. Em có thắc mắc như sau ạ, mong luật sư
giải đáp giúp em. Ông A làm việc trong 1 doanh nghiệp nhà nước từ tháng 9 năm 1993, làm việc
trong điều kiện bình thường. Ông A đóng bảo hiểm xã hội từ khi bắt đầu làm việc. Ngày
2/8/2015, ông A bị ốm, phải vào viện điều trị đến 10/1/2016 mới được ra viện. Sau khi ra viện, giám
định sức khỏe, ông A bị suy giảm khả năng lao động 61%, không thể tiếp tục làm việc được. Tính đến
tháng 1/2016, ông A 52 tuổi. Ông A được hưởng các quyền lợi gì theo pháp luật bảo hiểm xã
hội?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng
tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, V-Law xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Ông A đã làm việc ở doanh nghiệp nhà nước từ năm 1993, tính
đến tháng 1/2016 đã là 23 năm và ông đã có 23 năm đóng bảo hiểm xã hội. Theo quy định của Luật
Bảo hiểm xã hội 2014, ông A được hưởng các chế độ ốm đau và hưu trí.

Về chế độ ốm đau, theo quy định tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã
hội 2014 thì:

“1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm
đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này
tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như
sau:

a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30
ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60
ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên”;

“Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh
cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như
sau:

a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày
nghỉ hằng tuần;

b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a
khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời
gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội”.

Ông A đã có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. Tức là ông A được
hưởng chế độ ốm đau trong 40 ngày. Nếu ông A mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do
Bộ Y tế ban hành thì sẽ được hưởng chế độ ốm đau trong tối đa là 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ,
nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Về mức hưởng chế độ ôm đau, khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã
hội 2014 quy định: “Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a
khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng
bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc”.

Như vậy, ông A được hưởng chế độ ốm đau với mức 75% mức tiền
lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng 7/2015 trước khi ông nghỉ việc.

Về chế độ hưu trí, Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định
về điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động như sau:

“Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46
tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm
khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ
đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở
lên”.

Ông A hiện tại 52 tuổi, chưa đủ tuổi nghỉ hưu và bị suy
giảm khả năng lao động 61%, không thể tiếp tục làm việc được. Theo đó, ông A đủ điều kiện
hưởng lương hưu do suy giảm khả năng lao động với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng
lương hưu. Mức lương hưu hàng tháng của ông A theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như
sau:

“1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước
ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại
Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy
định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm
mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%”.

“3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều
kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau
đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%. 
Trường hợp tuổi nghỉ hưu có
thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do
nghỉ hưu trước tuổi”.

Ông A nghỉ hưu trước tuổi 8 năm,

mức lương hưu hàng tháng của

ông A sẽ bị giảm 16% so
với người đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng. Như vậy từ năm 2016, ông A sẽ được hưởng mức
lương hưu hàng tháng bằng 45% – 16% = 29% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mỗi
năm sau đó, mức lương hưu của ông tăng thêm 2% cho đến mức tối đa là 75%.

Hy vọng rằng sự tư vấn
của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn.
Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ  
1900.6198 để
được giải đáp.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây