Tư vấn về việc rút tiền đặt cọc xuất khẩu lao động

0
1250

Chào V-Law Hiện nay tôi đang gặp một vấn đề về khoản đặt cọc tiền thi đơn hàng xuất khẩu lao động đối với công ty XKLĐ tôi xin được trình bày như sau

Ngày mùng 4 /7/2016 tôi tới công ty môi giới(CTMG)
đặt cọc 10tr VND (có hóa đơn kèm theo), theo như lời hứa hẹn của nhân viên CTMG thì cuối tháng 7 sẽ
tham gia phỏng vấn đơn hàng XKLĐ diện kỹ sư nhưng sau đó công ty thất hẹn với tôi và hứa hẹn tới
giữa tháng 9 sẽ được phỏng vấn đơn hàng này lại, nhưng tới  giữa tháng 9 phía công ty vẫn chưa
thể tổ chức buổi phỏng vấn cho tôi, họ hẹn tôi tới ngày 27/9/2016 phỏng vấn nhưng tới hôm đó họ chỉ
cho chúng tôi nói chuyện với một chị người VN bên Nhật và nói phỏng vấn sơ khảo (tôi biết họ cố
tình tổ chức để cho tôi đỡ cảm giác chờ đợi nên phỏng vấn chỉ mang ý nghĩa hình thức) . Tới thời
điểm hiện tại phía công ty hưa hẹn lần nữa với tôi vào cuối tháng 10 sẽ phỏng vấn chính thức lại
nhưng về phía tôi, tôi không muốn tham gia phỏng vấn tiếp nữa và ngỏ ý muốn xin lại số tiền đặt cọc
nhưng phía công ty phớt lờ yêu cầu của tôi.Vậy tôi xin hỏi Quý công ty là nếu như tôi nhất quyết
đòi tiền mà bên công ty cứ phớt lờ thì tôi nên giải quyết vấn đề này như thế nào, trong khi số tiền
đó tôi vay ngân hàng và hàng tháng vẫn phải đóng một số tiền lãi nhất định.Tôi xin chân thành cảm
ơn Quý công ty.Xin chúc Quý công ty ngày càng thành công hơn nữa

Trên đây là nội dung tư vấn của V-LAw
về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về việc rút tiền đặt cọc
xuất khẩu lao động
. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui
lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến – Số điện thoại liên hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

./.

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu
hỏi đề nghị tư vấn tới V-Law. Trường hợp của bạn chúng tôi xin giải đáp như
sau:

Khoản 2 Mục V Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH quy
định việc ký hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài như sau:

“…b) Doanh nghiệp dịch vụ chỉ được thu tiền
dịch vụ và tiền môi giới của người lao động sau khi ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở
nước ngoài với người lao động và người lao động được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc
cấp thị thực nhập cảnh (visa).”

Như vậy, công ty xuất khẩu lao động chỉ được thu
tiền là các khoản dịch vụ, tiền môi giới sau khi ký hợp đồng.

Điều 20 Bộ luật Lao động 2012 quy định về những hành
vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao
động:

“1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng,
chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện
pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao
động.”

Công ty xuất khẩu lao động chưa ký hợp đồng với bạn
nhưng đã yêu cầu bạn đặt cọc 10 triệu VNĐ là hành vi trái quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Nghị định
119/2014/NĐ-CP:

“Điều 5. Trình tự khiếu nại

1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi
của người sử dụng lao động; tổ chức, cá nhân dạy nghề; tổ chức, cá nhân đưa người lao động Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp
pháp của mình thì người khiếu nại thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại lần đầu theo
quy định tại Khoản 1 Điều 15, Khoản 1 Điều 16, Khoản 1 Điều 17 Nghị định
này.

Điều 17. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về
hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

1. Người đứng đầu tổ chức đưa người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với
quyết định, hành vi của mình bị khiếu nại.

2. Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết
lần đầu theo quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc đã hết thời hạn quy định tại Điều 19 Nghị định này
mà khiếu nại không được giải quyết.”

Như vậy, bạn có thể khiếu nại để đòi lại quyền, lợi
ích hợp pháp của mình đến người giải quyết khiếu nại lần đầu là người đứng đầu công ty xuất khẩu
lao động đó.

Nếu bạn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu
nại hoặc quá hạn mà vẫn không giải quyết thì bạn khiếu nại đến Cục trưởng Cục quản lý lao động
ngoài nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai. Hoặc cách khác, bạn có thể khởi kiện ra Tòa
án để được giải quyết.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-LAw
về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về việc rút tiền đặt cọc
xuất khẩu lao động
. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui
lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến – Số điện thoại liên hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây