Tư vấn về thời gian hưởng chế độ tai nạn lao động

0
1201

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư! Em có vấn đề này mong được luật sư tư vấn hộ em ạ! 1. Bên em có 1 công nhân bị tai nạn lao động vào ngày 7/1/2017 điều trị tại bệnh viện từ ngày 7/1/2017 đến 01/4/2017 thì ra viện. Tháng 4/2017 giám định y khoa tỷ lệ thương tật 40%. Em đang làm hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động cho họ.

Nhưng theo em được biết thì thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động
được tính từ tháng người lao động  điều trị xong và ra viện (4/2017). Vậy khoảng thời gian
nghỉ việc để điều trị tại bệnh viện( từ tháng 1/2017 – 3/2017) thì người lao động có được hửởng cho
chế độ ốm đau hay không? 2. Truờng hợp tai nạn lao động của công ty chỉ làm một người bị thương
nặng (vỡ xương gót 2 chân) thì biên bản điều tra tai nạn lao động do đoàn điều tra cấp cơ sở lập
đúng không ạ. Vậy thành phần điều tra của biên bản gồm những ai và bao nhiêu người ạ? Bên em không
có công đoàn cơ sở ạ.Trên biên bản điều tra chỉ có mỗi dấu công ty có được chấp nhận không ạ?

Trả lời câu hỏi:

Cám ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi
đến V-Law, với yêu cầu của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp thì người lao động của công ty bạn bị tai
nạn lao động và phải điều trị tại bệnh viện từ ngày 7/1/2017 đến ngày 1/4/2017. Sau khi ra viện xác
định mức độ suy giảm khả năng lao động là 40%.

Thứ nhất, căn cứ theo điều 45 luật an toàn
vệ sinh lao động 2015 quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động:

Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực
hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động
và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng
hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công
việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng
văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm
việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy
định tại khoản 1 Điều này;

3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40
của Luật này.

Theo đó, người lao động khi bị tai nạn lao động mà có đóng bảo hiểm
xã hội đầy đủ thì thời gian mà họ nghỉ việc để điều trị sẽ được cơ quan bảo hiểm hỗ trợ tiền trợ
cấp một lần hoặc hàng tháng tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động của họ.

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì người lao động của công ty bạn bị
suy giảm khả năng lao động 40% nên trong trường hợp này người đó sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng
(từ ngày 7/1/2017 đến ngày 1/4/2017). Mức hưởng trợ cấp đối với người lao động trong trường hợp này
là 48% mức lương cơ sở. Ngoài mức trợ cấp hàng tháng thì người lao động còn được hưởng thêm một
khoản trợ cấp theo số năm đã đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định
tại điểm b khoản 2 điều 49. Và thời điểm hưởng tiền trợ cấp hàng tháng sẽ được tính từ thời điểm
người lao động điều trị xong và ra viện.

Điều 49. Trợ cấp hằng tháng

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên
thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức
lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng
còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ
được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động
hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham
gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm
căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

Thứ hai, cơ quan có thẩm quyền lập biên bản
điều tra tai nạn lao động

Căn cứ theo quy định tại điều 7 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn
thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao
động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì khi có tai nạn lao động xảy ra thì người lao động
phải lập hồ sơ bồi thường, trợ cấp. Trong đó, thành phần hồ sơ bao gồm:

Điều 7. Hồ sơ bồi thường, trợ cấp

1. Đối với người lao động bị tai nạn lao động thuộc đối tượng
được bồi thường, trợ cấp quy định tại Khoản 1 Điều 3, Khoản 1 Điều 4 và Điều 5 Thông tư này, người
sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ bồi thường, trợ cấp gồm các tài liệu sau:

a) Biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố
biên bản điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, tỉnh/thành phố
trực thuộc Trung ương hoặc Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp Trung ương;….

Việc lập biên bản điều tra tai nạn lao động do cơ quan nào có thẩm
quyền lập phụ thuộc vào mức độ cũng như số lượng người lao động bị tai nạn lao động. Theo quy định
tại điều 11 nghị định 39/2016/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn, vệ
sinh lao động thì biên bản điều tra tai nạn lao động do đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở
lập lập đối với trường hợp xảy ra tai nạn lao động nhẹ hoặc làm bị thương nặng 01 người lao động
thuộc thẩm quyền quản lý của người sử dụng lao động.

Điều 11. Quyết định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao
động

1. Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở

a) Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động nhẹ hoặc tai nạn lao động
làm bị thương nặng 01 người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của người sử dụng lao động quy định
tại Khoản 1 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động phải thành lập ngay Đoàn
Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định
này.

b) Đối với các vụ tai nạn lao động xảy ra tại nơi thuộc thẩm
quyền quản lý của người sử dụng lao động, nhưng nạn nhân là người lao động thuộc quyền quản lý của
người sử dụng lao động khác, thì người sử dụng lao động tại nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm thành
lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, đồng thời mời đại diện người sử dụng lao động của nạn
nhân tham gia Đoàn Điều tra.

Biên bản thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở được lập
theo mẫu quy định tại phụ lục V ban hành kèm nghị định 39/2016/NĐ- CP. Theo đó, thành phần đoàn
điều tra bao gồm:

– Người sử dụng lao động (chủ cơ sở) hoặc người được người sử dụng
lao động uỷ quyền bằng văn bản, trưởng đoàn;

– Ðại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn
lâm thời hoặc đại diện tập thể người lao động khi cơ sở chưa thành lập tổ chức công đoàn, thành
viên;

– Người làm công tác an toàn – vệ sinh lao động, thành viên;

– Cán bộ y tế của cơ sở, thành viên;

– Mời một số thành viên khác (nếu xét thấy cần thiết).

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn hỏi
và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi
đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi – Số điện thoại liên
hệ: 
1900.6198 để được hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây