Tư vấn về cách tính tỷ lệ suy giảm khả năng lao động

0
1274

Nội dung câu hỏi:

Tôi bị xuất huyết não năm 2011, phài mổ hộp sọ lấy máu tụ trong não (bệnh tai biến nặng), hiện nay tôi bị yếu nửa người trái, đi được nhưng rất yếu, tay trái không sử dụng được và còn tái khám bệnh dị dạng mạch máu não (đã xạ phẩu) trên bệnh viện Chợ Rẫy.

Tôi có giám định ở hội đồng giám định cấp xã và kết luận tôi tự sinh hoạt được nên là khuyết tật
nhẹ, không xét đến mức độ suy giảm khả năng lao động và tỷ lệ thương tật. Gia đình không đồng ý nên
xin chuyển lên cấp cao hơn xét lại, ở xã không chuyển lên. Gia đình phải tự lên phòng lao động
thương binh xã hội thành phố => lên trung tâm giám định y khoa bệnh viện => được chỉ lại Sở
lao động thương binh xã hội tỉnh => được hướng dẫn trở về xã.lúc đó xã mới viết giấy giới thiệu
lên trung tâm giám định y khoa bệnh viện.

Tôi lên trung tâm giám định y khoa bệnh viện thì không được chấp nhận, họ yêu cầu phải có đầy đủ bộ
hồ sơ và phải có giấy giới thiệu của phòng lao động thương binh xã hội thành phố về xã mới làm thủ
tục cho gia đình tôi đem lên phòng lao động thương binh xã hội thành phố rồi gia đình tự đem lên
trung tâm giám định y khoa bệnh viện. Tôi đã có giấy hẹn ngày 26/4/2016 làm giám định y khoa.

Tôi có đi học nghề tin học ở trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật và trẻ mồ côi TP HCM, học tin
học được loại giỏi nhưng tôi không có khả năng đi làm do tôi chậm (não bị tổn thương) và sức khỏe
yếu. Tôi không tìm được nghề để tự nuôi sống vì tôi bị yếu tay chân (không làm việc tay chân được)
cũng không sử dụng đầu óc làm việc được.

Trường hợp của tôi thì khả năng giám định được hưởng chế độ là có khả năng không (xét về mặt pháp
luật)? Tôi cần chuẩn bị gì trước khi đi giám định? Hầu hết giấy tờ phẩu thuật và quá trình tôi
bệnh bị mất (do mẹ nghĩ không xài nữa nên đốt hết). Tôi có thể yêu cầu làm gì để kết quả giám định
y khoa chính xác nhất xét đến mức độ suy giảm khả năng lao động và tỷ lệ thương tật của tôi?

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cần tư vấn đến V-Law, trường
hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

1. Xác định tỷ lệ thương tật

Về tỷ lệ thương tật, bạn có thể tham khảo Bảng 1 Thông tư liên tịch số
28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH, cụ thể là phần 1 về tổn thương cơ thể do di chứng rối loạn tâm thần và
hành vi sau chấn thương, vết thương sọ não và phần 2 về tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và
hệ Thần kinh để đối chiếu với thương tật của mình,

Nguyên tắc tính tỉ lệ tổn thương cơ thể (TTCT) theo Điều 2 Thông tư liên tịch số
28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH là:

“1. Tổng tỷ lệ phần trăm (%) TTCT của một người không được vượt quá 100%.

2. Mỗi tổn thương cơ thể chỉ được tính tỷ lệ % tổn thương cơ thể một lần.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A bị tổn thương hoàn toàn thần kinh trụ gây teo cơ bàn tay phải, thì tỷ
lệ % tổn thương cơ thể của ông Nguyễn Văn A chỉ được tính theo tỷ lệ % tổn thương hoàn toàn thần
kinh trụ (31-35%). Trong trường hợp này, không tính tỷ lệ % tổn thương teo cơ bàn tay phải, vì teo
cơ bàn tay phải là do hậu quả của tổn thương dây thần kinh trụ đã được tính ở trên.

3. Nếu nhiều TTCT là triệu chứng thuộc một hội chứng hoặc thuộc một bệnh đã được nêu trong Bảng
tỷ lệ quy định tại Điều 1 Thông tư này thì tỷ lệ % TTCT được xác định theo hội chứng hoặc theo
bệnh đó.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn B được xác định là bệnh tâm thần phân liệt điều trị không ổn định, có
triệu chứng ảo giác và căng trương lực cơ, thì tỷ lệ % TTCT được tính theo tỷ lệ bệnh tâm thần phân
liệt điều trị không ổn định (51-55%); không được xác định tỷ lệ TTCT bằng cách cộng tỷ lệ % TTCT ảo
giác và tỷ lệ % TTCT căng trương lực cơ.

4. Nếu cơ thể được xác định có 01 (một) tổn thương thì tỷ lệ % TTCT là giới hạn cao nhất của
tỷ lệ % tổn thương cơ thể đó.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn C bị cụt 1/3 giữa cánh tay phải, theo quy định tại Bảng 1, Điều 1
Thông tư này, tỷ lệ % TTCT là 61 – 65% thì tỷ lệ TTCT của ông Nguyễn Văn C được xác định là
65%.

5. Khi tổng hợp tỷ lệ % TTCT, chỉ được lấy giới hạn trên của tỷ lệ % TTCT cao nhất một lần,
từ TTCT thứ hai trở đi, lấy giới hạn dưới của tỷ lệ % TTCT để tính, theo trình tự từ tỷ lệ %
TTCT cao nhất đến tỷ lệ % TTCT thấp nhất.

6. Tỷ lệ % TTCT là số nguyên. Khi tính tỷ lệ % TTCT chỉ lấy hàng thập phân đến một chữ số. Nếu
chữ số hàng thập phân lớn hơn hoặc bằng 5 thì làm tròn số thành 01 đơn vị.”

Đồng thời, Điều 3 Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH về phương pháp xác định tỷ
lệ tổn thương cơ thể
quy định:

“1. Việc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể được tính theo công thức sau:

Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn

Trong đó:

T1: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ nhất; T1 được xác định là tỷ lệ % TTCT cao nhất trong
các TTCT.

T2: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ hai; T2 = (100 – T1) x giới hạn dưới của TTCT thứ
2/100%.

T3: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ ba; T3 = (100-T1-T2) x giới hạn dưới của TTCT thứ
3/100%.

Tn: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ n, Tn= {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x giới hạn dưới của
TTCT thứ n/100%.

2. Ví dụ: Ông Nguyễn Văn D được xác định có 03 TTCT:

– Cụt 1/3 giữa cánh tay phải, tỷ lệ % TTCT là 61 – 65%.

– Nghe kém trung bình hai tai mức độ I, tỷ lệ % TTCT là 21 – 25%.

– Mù mắt trái chưa khoét bỏ nhãn cầu, tỷ lệ % TTCT là 41%
Áp dụng phương pháp nêu trên, tổng tỷ lệ % TTCT của Ông Nguyễn Văn D được tính như
sau:

T1 = 65%,

T2 = (100 – 65) x 41/100% = 14,35%, làm tròn số thành 14,0 %.

T3 = (100 – 65 – 14,0) x 21/100% = 4,41 %, làm tròn số thành 4,0%.

Tổng tỷ lệ TTCT của ông Nguyễn Văn D là 65% + 14,0 % + 4 % = 83 %

Tỷ lệ TTCT của ông Nguyễn Văn D là 83 %.

Áp dụng cách tính thương tổn trên, chẳng hạn nếu bạn bị liệt nửa người mức độ nhẹ,
không kết hợp thêm thương tổn nào khác thì có thể được xác định là 36-40% nghĩa là chưa đủ 61% để
được hưởng chế độ về hưu trước tuổi theo Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nhưng đủ điều kiện để
được hưởng các chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Luật Bảo hiểm
Xã hội 2014 nếu chấn thương của bạn được xác định là do tai nạn lao động hay bệnh nghề
nghiệp.

2. Hồ sơ giám định khiếu nại

Hồ sơ cần thiết theo Điều 8 Thông tư 07/2010/TT-BYT bao gồm:

“1. Đơn khiếu nại về kết quả giám định của đương sự; hoặc đơn khiếu nại, tố cáo của cá nhân, cơ
quan; hoặc công văn của người sử dụng lao động hoặc các tổ chức khác;

2. Hồ sơ giám định do người sử dụng lao động hoặc cơ quan BHXH cấp tỉnh đã gửi đến Hội đồng
GĐYK;

3. Hồ sơ giám định của Hội đồng GĐYK bị khiếu nại (bản sao);

4. Biên bản Giám định Y khoa của Hội đồng GĐYK bị khiếu nại (bản sao);

Khi đến giám định, người lao động phải xuất trình bản gốc những giấy tờ quy định tại Khoản 3,
Khoản 4 điều này để Hội đồng GĐYK đối chiếu.”

Như vậy, nếu hiện tại các Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã
cấp cứu, điều trị cho bạn) cấp theo quy định của Bộ Y tế, Giấy ra viện và các kết quả khám chữa
bệnh cấp bởi cơ sở y tế trước đây trong hồ sơ giám định đã gửi lần đầu bị thất
lạc, thì gia đình có thể quay lại các cơ sở y tế nơi đã điều trị cho bạn trước đây xin được
cấp lại và dùng làm cơ sở để khiếu nại.
Trên đây là nội dung tư vấn của V-law về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về cách tính tỷ lệ
suy giảm khả năng lao động. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác
bạn vui lòng gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến –
Số điện thoại liên hệ
1900.6198
để được giải đáp, hỗ trợ kịp
thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây