Tư vấn soạn thảo hợp đồng lao động

0
1188

Hợp đồng lao động là gì?

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Hợp đồng lao động như một văn bản pháp lý xác thực nhất trong quan hệ lao động. Do đó, khi thỏa thuận, ký kết hợp đồng lao động, các bên cần xem xét kỹ lưỡng để có thể bảo vệ tối đa lợi ích của bản thân. Trong bài viết này, V-Law xin tư vấn cho quý khách hàng quan tâm về cách thức soạn thảo hợp đồng lao động hợp pháp cũng như những lưu ý khi tham gia soạn thảo và ký kết hợp đồng lao động.

Căn cứ pháp lý

Căn cứ:

– Bộ luật dân sự năm 2015;

– Bộ luật lao động năm 2012;

– Nghị định số 05/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao
động;

– Nghị định số 44/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về hợp đồng lao động;

Loại hợp đồng

Hợp đồng lao động khá đặc biệt so với các laoij hợp đồng dân sự hoặc kinh tế khác ở chỗ Pháp
luật quy định cụ thể các loại hợp đồng lao động trên thực tế. Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật lao
động năm 2012 thì hợp đồng lao động được giao kết theo một trong các loại sau đây:

– Loại 1, hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
là hợp đồng mà trong đó các bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp
đồng;

– Loại 2, hợp đồng lao động xác định thời hạn: Là loại hợp đồng mà trong đó hai bên xác định
thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36
tháng;

– Loại 3, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12
tháng.

Lưu ý: Đối với hợp đồng lao động loại 2, loại 3 thì khi hết hạn thì các bên có thể gia
hạn hoặc ký hợp đồng lao động mới theo quy định của pháp luật.

Hình thức hợp đồng

Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng lao động bắt buộc phải được giao kết bằng văn bản, được
lập thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản và người sử dụng lao động giữ 01 bản.

Ngoại lệ, trường hợp công việc tạm thời dưới 03 tháng thì các bên có thể giao kết hợp đồng lao
động bằng lời nói.

Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng lao động

 Đối với người sử dụng lao động:

Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp
sau:

– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã;

– Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật;

– Chủ hộ gia đình;

– Cá nhân trực tiếp tuyển dụng.

Đối với người lao động:

Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp
sau:

– Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;

– Người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và có sự đồng ý bằng văn bản của
người đại diện theo pháp luật của người lao động;

– Người đại diện theo pháp luật đối với người dưới 15 tuổi và có sự đồng ý của người dưới 15
tuổi;

– Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao
động.

Điều khoản cơ bản trong hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là sự tự do thỏa thuận theo ý trí của người lao động và người sử dụng lao
động, do đó, các bên được quyền tự do thỏa thuận và ký kết những điều khoản trong hợp đồng để phù
hợp với điều kiện và tính chất công việc. Tuy nhiên, về cơ bản nội dung một hợp đồng lao động cần
phải có các điều khoản cở bản sau:

  1. Thông tin các bên trong hợp đồng

Ghi nhận trung thực thông tin chi tiết của người sử dụng lao động và người lao động:

– Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp: Tên, địa chỉ của doanh
nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao
động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết
định thành lập cơ quan, tổ chức; trường hợp là cá nhân thuê mướn sử dụng lao động thì ghi họ và tên
người sử dụng lao động theo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu được cấp.

–  Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc
giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

  1. Công việc và địa điểm làm việc

– Công việc: Công việc mà người lao động phải thực hiện;

– Địa điểm làm việc của người lao động: Phạm vi, địa điểm người lao động làm công việc đã thỏa
thuận; trường hợp người lao động làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi các địa điểm chính
người lao động làm việc.

  1. Thời hạn của hợp đồng lao động

Thời gian thực hiện hợp đồng lao động (số tháng hoặc số ngày), thời điểm bắt đầu và thời điểm
kết thúc thực hiện hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao
động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định); thời điểm bắt đầu thực hiện hợp đồng lao động
(đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn).

Từ thời hạn lao động, ta có thể xác định được loại hợp đồng lao động.

  1. Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung
    khác

– Mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 21
Nghị định này;

– Hình thức trả lương xác định theo quy định tại Điều 94 của Bộ luật Lao động;

– Kỳ hạn trả lương do hai bên xác định theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật Lao động.

Các bên tự do thỏa thuận về các khoản bổ sung khác và phụ cấp nhưng phải ghi rõ mức tiền và điều
kiện được hưởng.

  1. Chế độ nâng ngạch, nâng bậc, nâng lương

Các bên thỏa thuận rõ về Điều kiện, thời gian, thời điểm, mức lương sau khi nâng bậc, nâng
lương.

  1. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Các bên thỏa thuận cụ thể về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trên nguyên tắc:

– Thời giờ làm việc trong ngày, trong tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc
của ngày, tuần hoặc ca làm việc; số ngày làm việc trong tuần; làm thêm giờ và các điều khoản liên
quan khi làm thêm giờ;

– Thời gian, thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc nghỉ trong giờ làm việc; thời gian nghỉ hằng
tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.

  1. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế

Vì đây là điều khoản đảm bảo quyền lợi của người lao động cũng như nghĩa vụ của người sử dụng
lao động nên các bên bắt buộc phải có quy định về điều khoản này trong hợp đồng.  Các bên lưu
ý thỏa thuận về các vấn đề sau:

– Tỷ lệ % tính trên tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế
thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động và của người lao động theo quy định của pháp luật về
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;

– Phương thức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của
người sử dụng lao động và của người lao động.

  1. Các điều khoản khác do hai bên thỏa thuận

Tùy thuộc vào tính chất của công việc mà các bên có thể thỏa thuận một số vấn đề khác như:

– Chế độ bảo hộ lao động;

– Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp;

– Quyền và nghĩa vụ giữa các bên;

Lưu ý: Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày giao kết, trừ trường hợp các bên có
thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

– Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải
bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.

– Các bên ký kết hợp đồng lao động trên nguyên tắc: Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và
trung thực. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập
thể và đạo đức xã hội.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây