Tư vấn chế độ thai sản và trách nhiệm của sử dụng lao động

0
1238

Nội dung câu hỏi:

Xin chào V-law. Tôi có vấn đề liên quan đến chế độ thai sản, mong được tư vấn. Tôi đi làm tại công ty từ tháng 7/2014. Hết 2 tháng thử việc thì vào tháng 9/2014 tôi được kí hợp đồng chính thức đến ngày 31/3/2016 và được đóng bảo hiểm từ tháng kí hợp đồng.

Công ty đóng đầy đủ, không nợ bảo hiểm, Sau đó tôi mang thai và bắt đầu nghỉ sinh từ 01/10/2015.
Như vậy thời gian kết thúc thai sản là 31/3/2016, cũng là lúc kết thúc hợp đồng. Tuy nhiên tôi vẫn
chưa nhận được trợ cấp thai sản trước khi kết thúc hợp đồng. Công ty yêu cầu đi làm tiếp thì trả,
còn nghỉ làm luôn thì công ty không trả mà giữ lại trợ cấp đó. Như vậy công ty làm đúng hay sai.
Tôi phải làm thế nào để lấy lại số trợ cấp đó ạ. Mong V-law tư vấn cho tôi. Tôi xin chân
thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật
Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

– Thứ nhất, điều kiện hưởng chế độ thai sản

Tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các
trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ
đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con
nuôi.”

Theo đó, trường hợp của bạn đã đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản.

– Thứ hai, về trách nhiệm của người sử dụng lao động

Tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 47 Bộ luật lao động 2012 có quy định:

“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao
động

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách
nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có
thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã
hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”

Theo quy định trên, khi chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm
thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của người lao động trong thời hạn 07 ngày
làm việc (có thể kéo dài 30 ngày).

Đối với hành vi không thanh toán chế độ thai sản hoặc các chế độ khác của bảo hiểm xã hội sẽ bị xử
phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 21 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, cụ thể:

“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với
người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không trả chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản
trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ của người lao động;

b) Không trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận
được quyết định chi trả của cơ quan bảo hiểm xã hội.”

Như vậy, trường hợp công ty bạn không thanh toán chế độ thai sản trong thời hạn quy định trên thì
bạn có quyền làm đơn đề nghị Phòng lao động  – Thương binh và xã hội nơi công ty bạn có trụ sở
để được giải quyết.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-law
về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn chế độ thai sản và trách
nhiệm của sử dụng lao động
. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn
vui lòng gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến – Số điện thoại liên hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây