Sử dụng lao động ngoài biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập

0
1421

Luật sư tư vấn về trường hợp bảo đảm quyền lợi cho người lao động ngoài biên chế làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập.

Tòm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư, hiện nay tôi đang có thắc mắc về việc cho người lao động thôi việc. Nội dung cụ thể như sau: Thời gian qua Bộ Nội vụ đã tiến hành kiểm tra nhiều đơn vị trong cả nước về sử dụng lao động hợp đồng cho một số vị trí công việc. Số lao động này không có trong chỉ tiêu biên chế được giao nhưng do không đủ người thực hiện nhiệm vụ nên các đơn vị đã ký hợp đồng lao động và chi trả tiền lương và các khoản theo lương từ kinh phí chi thường xuyên được cấp hằng năm. Kinh phí này đã được giao quyền tự chủ. Sau kiểm tra Bộ Nội vụ yêu cầu phải chấm dứt hợp đồng lao động với những người không có trong chỉ tiêu biên chế được giao và không được phép sử dụng kinh phí chi thường xuyên để chi trả lương và các khoản theo lương cho những người này. Nếu để họ tiếp tục làm việc thì vẫn phải thanh lý hợp đồng lao động và ký lại hợp đồng mới theo hình thức hợp đồng giao khoán công việc và chi trả tiền cho công việc đó. Như thế thì được sử dụng kinh phí chi hành chính để chi trả. Hoặc các công việc này có thể thuê từ các đơn vị cung cấp dịch vụ. Cơ quan tôi cũng có 01 vị trí thuộc diện này (đã làm việc tại đơn vị 10 năm , tham gia đầy đủ các chế độ BHXH-BHYT- BHTN và là đoàn viên công đoàn cơ quan) nhưng tôi đang không biết phải giải quyết như thế nào. Nếu ký lại theo hình thức giao khoán công việc thì có đúng không vì Luật lao động qui định ký hợp đồng với 1 công việc có tính lặp đi lặp lại thường xuyên thì phải đóng BHXH-BHYT- BHTN cho người lao động . Nhưng như thế thì không được sử dụng kinh phí chi hành chính thường xuyên để chi.

Nếu thuê dịch vụ do bên ngoài cung cấp thì chi phí quá cao mà không tin tưởng (công tác bảo vệ thường xuyên). Trên đây là toàn bộ nội dung tôi đang băn khoăn và nhờ Luật sư tư vấn giùm để cơ quan tôi vẫn chấp hành đúng pháp luật về công chức- viên chức- lao động hợp đồng mà vẫn đảm bảo quyền lợi của người lao động. Rất mong sớm nhận được tư vấn của Luật sư. Xin chân thành cảm ơn, chào trân trọng!

Trả lời tư vấn:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến V-Law. Với câu hỏi này chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất về đối tượng lao động theo hợp đồng lao động ngoài biên chế

Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tại điều 1 quy định về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc sau đây trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp:

1. Sửa chữa, bảo trì đối với hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước ở công sở, xe ô tô và các máy móc, thiết bị khác đang được sử dụng trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp;

2. Lái xe;

3. Bảo vệ;

4. Vệ sinh;

5. Trông giữ phương tiện đi lại của cán bộ, công chức và khách đến làm việc với cơ quan, đơn vị sự nghiệp;

6. Công việc khác.

Những đối tượng trên thuộc đối tượng lao động ngoài biên chế mà cơ quan nhà nước , đơn vị sự nghiệp công lập có thể thuê dưới hình thức hợp đồng lao động.

Thứ hai, ký kết hợp đồng giao khoán việc có đúng không?

Hợp đồng giao khoán là sự thỏa thuận của hai bên, theo đó bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán và sau khi đã hoàn thành phải bàn giao cho bên giao khoán kết quả của công việc đó. Bên giao khoán nhận kết quả công việc và có trách nhiệm trả cho bên nhận khoán tiền thù lao đã thỏa thuận.

Hợp đồng giao khoán trên thực tế vẫn được thừa nhận theo quy định của pháp luật. Bộ luật Lao Động 2012 không quy định cụ thể về hợp đồng khoán việc, tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật chuyên ngành lại có quy định về hợp đồng khoán việc.

căn cứ vào bản chất công việc, những loại công việc mang tính thời vụ, chỉ diễn ra trong một thời điểm nhất định thì mới được phép ký kết hợp đồng khoán việc. Những loại công việc mang tính chất ổn định lâu dài sẽ không được phép ký hợp đồng khoán việc mà phải ký hợp đồng lao động theo một trong ba loại sau:

– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

– Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Như vậy với 1 công việc có tính chất lặp đi lặp lại thường xuyên đơn vị bạn không được ký kết hợp đồng thuê khoán mà phải ký kết hợp đồng theo một trong ba hình thức nêu trên. Khi ký kết hợp đồng lao động theo quy định của BLLĐ 2012 thì đơn vị bạn vẫn phải thực
hiện việc đóng BHXH-BHYT- BHTN cho người lao động.

Thứ ba, việc có được sử dụng kinh phí chi hành chính thường xuyên để chi trả cho lao động ngoài biên chế không?

Điều 7 Nghị định 68/2000/NĐ-CP quy định:

“Kinh phí thực hiện hợp đồng các công việc quy định tại Điều 1 của Nghị định này do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.

Việc cấp phát, sử dụng, quyết toán nguồn kinh phí do Bộ Tài chính quy định.

Như vậy, theo quy định này thì đơn vị bạn được phép sử dụng kinh phí hành chính thường xuyên để chi trả cho lao động làm việc theo chế độ hợp đồng ngoài biên chế.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Việt về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi –  Số điện thoại liên hệ: 1900.6198 để được hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây