Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như thế nào?

0
1341
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động
được trả lương như thế nào? Nghỉ phép năm quy định như thế nào?


Tóm tắt câu hỏi:

Cho em hỏi là nếu như ngày mà công ty không hàng hóa để làm việc , công ty
cho nghĩ 2 ngày , sau đó do có đoàn kiểm tra đến , lại tiếp tục cho nghĩ 2 ngày . Trưởng bộ phận có
viết giấy đề nghị cho em nghĩ là chờ việc , nhưng khi lãnh lương cả 4 ngày điều bị tính vào phép
năm . Hỏi công ty có quyền ép ngày nghĩ chờ việc vào phép năm hay không , ví cũng nhiều trường hợp
đã xảy ra  ?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Theo quy định tại Điều 98 Bộ luật lao động 2012 về tiền lương ngừng
việc:

“Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như
sau:

1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ
tiền lương;

2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương;
những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả
thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy
định;

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao
động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh
nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc
vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức
lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”

Vậy, trong trường hợp này lỗi thuộc về bên sử dụng lao động, tức là
bên phía công ty, nên bạn có quyền hưởng lương trong thời gian nghỉ việc (4 ngày) và số lương
này là riêng biệt không ép vào ngày nghỉ phép năm. Ngày nghỉ phép năm người lao động sẽ được
nghỉ theo quy định đồng thời cũng có chế độ hưởng liêng riêng, việc nghỉ phép chờ việc và nghỉ phép
năm đều có chế độ lương riêng nên công ty không có quyền ép nghỉ chờ việc vào nghỉ phép năm. Cụ thể
quy định tại Điều 111 Bộ luật lao động 2012 về nghỉ hằng năm:

“1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao
động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như
sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình
thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên
hoặc lao động là người khuyết tật;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo
danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban
hành.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi
tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao
động.

3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ
hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường
bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi
được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong
năm.”

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây