Thông tư 19/2014/TT-BLĐTBXH về lao động là người giúp việc gia đình

0
1268
Thông tư 19/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực
hiện một số điều về hợp đồng lao động, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi về lao
động là người giúp việc gia đình.


Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 27/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm
2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người
giúp việc gia đình;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Lao động – Tiền
lương;

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng
dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 27/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người giúp
việc gia đình.

MỤC 1. QUY
ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Phạm
vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, tiền
lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động và trách nhiệm vật
chất quy định tại Nghị định số 27/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người giúp việc gia đình
(sau đây gọi là Nghị định số 27/2014/NĐ-CP).

Điều 2. Đối
tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định
số 27/2014/NĐ-CP.

MỤC 2. HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Điều 3. Người
ký kết hợp đồng lao động

1. Người ký kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động tại
Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP được quy định như sau:

a) Chủ hộ là người đại diện của hộ gia đình có thuê mướn, sử dụng lao động
là người giúp việc gia đình theo quy định của pháp luật;

b) Người được chủ hộ hoặc các chủ hộ cùng thuê mướn, sử dụng lao động là
người giúp việc gia đình ủy quyền bằng văn bản;

c) Người được các thành viên trong hộ gia đình hoặc được các thành viên
của các hộ gia đình cùng thuê mướn, sử dụng lao động là người giúp việc gia đình ủy quyền
bằng văn bản. Văn bản ủyquyền theo phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư
này.

Chủ hộ và người được ủy quyền ký hợp đồng lao động quy định tại điểm a,
điểm b và điểm c Khoản 1 Điều này là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp
luật. Người được ủy quyền ký kết hợp đồng lao động không được tiếp tục ủy quyền
cho người khác ký kết hợp đồng lao động.

2. Người ký kết hợp đồng lao động bên phía người lao động quy định tại
Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP được quy định như sau:

a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có văn bản đồng ý của
người đại diện theo pháp luật của người lao động. Người đại diện theo pháp luật của người lao động
là cha đẻ hoặc mẹ đẻ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi hoặc người giám hộ hợp pháp của người lao
động.

Văn bản đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động theo
phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Lưu ý: Văn bản pháp luật bạn đang tham khảo có thể
đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn hỗ trợ tra cứu hiệu lực của
văn bản, cách áp dụng văn bản pháp luật chính xác từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua
Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng
tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây