Thông báo Quyết định kỷ luật sa thải tới Sở lao động thương binh xã hội

0
1229


Thông báo Quyết định kỷ luật sa thải tới Sở lao động thương binh xã hội. Áp dụng
hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động.


Tóm tắt câu hỏi:

Khi thực hiện xong các thủ tục xử lý kỷ luật sa thải, doanh
nghiệp có phải thực hiện bước gửi thông báo đến cho cơ quan quản lý lao động hay không? Vì theo tôi
tìm hiểu, Bộ luật lao động 1994 (sửa đổi 2002, 2006, 2007) có quy định điều này nhưng Bộ luật
lao động 2012 (có hiệu lực từ ngày 01/05/2013) không quy định. Xin cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Điều 85 quy định :

1- Hình thức xử lý kỷ luật sa thải chỉ được áp
dụng trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí
mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của
doanh nghiệp;

b) Người lao động bị xử lý kỷ luật chuyển làm công việc
khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật;

c) Người lao động tự ý bỏ việc bảy ngày trong một tháng
hoặc 20 ngày trong một năm mà không có lý do chính đáng.

2- Sau khi sa thải người lao động, người sử dụng lao động
phải báo cho cơ quan lao động cấp tỉnh biết.

Theo quy định Bộ luật lao động 1994 (sửa đổi 2002, 2006,
2007), khi xử lý kỷ luật sa thải thì người sử dụng lao động phải báo cho Sở lao động thương binh xã
hội cấp tỉnh.

Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định trình tự xử lý kỷ luật
lao động tại Điều 123 của Bộ luật Lao động 2012 được quy định như sau:

– Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc
tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công
đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện
theo pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc
họp.

– Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt
đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp người
sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt
thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động
đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao
động.

– Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên
bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có đầy đủ
chữ ký của các thành phần tham dự cuộc họp quy định tại Khoản 1 Điều này và người lập biên bản.
Trường hợp một trong các thành phần đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý
do.

– Người giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại các Điểm
a, b, c và d Khoản 1 Điều 3

là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động
đối với người lao động. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động chỉ có thẩm quyền xử lý kỷ
luật lao động theo hình thức khiển trách.

– Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong
thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao
động theo Điều 124 của Bộ luật Lao động, Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được gửi đến
các thành phần tham dự phiên họp xử lý kỷ luật lao động.

Như vậy, theo quy định Bộ luật lao động 2012 (có hiệu lực từ
ngày 01/05/2013) không quy định sau khi xử lý kỷ luật sa thải phải gửi thông báo cho Sở lao động
thương binh xã hội cấp tỉnh.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây