Thời hạn trả lương khi chấm dứt hợp đồng lao động

0
1252

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi làm tại công ty dịch vụ bảo vệ X . Ngày 14/6/201x tôi bắt đầu học việc trong 3 ngày và ngày 17/6/201x tôi bắt đầu thời gian thử việc của mình trong 18 ngày thử việc theo quy định của công ty. Trong thời gian từ ngày 14/6 đến ngày 23/ 6 tôi vẫn đi làm bình thường không bỏ 1 ngày nào, không vi phạm bất cứ quy định của công ty. Vào ngày 24/6, tôi nhận được lệnh triệu tập huấn luyện sỹ quan dự bị tại địa phương, bản thân tôi thực hiện lệnh điều động trên và viết đơn xin nghỉ việc tại công ty trên, thời gian nghỉ chính thức của tôi vào 15h00 ngày 23/6/2014, mọi thủ tục bàn giao đều hoàn tất nhưng công ty hẹn tôi sẽ trả lương vào ngày 30/7/2014 theo quy định của công ty. Tôi xin hỏi Luật sư, thời gian trả lương như thế theo quy định của pháp luật là đúng hay sai và căn cứ vào điều gì?

Xin cảm ơn luật sư.

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Việt, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo Khoản 2 Điều 47 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động, cụ thể là:

“Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày”.

Như vậy, khi chấm dứt hợp đồng công ty có trách nhiệm trong vòng 30 ngày kể từ ngày chấm đứt hợp đồng phải thanh toán tiền lương đầy đủ cho bạn, việc công ty hẹn sẽ trả lương vào ngày 30/07/2014 là không đúng quy định pháp luật.

————

Câu hỏi thứ 2:

Kính chào luật sư! Em là nhân viên hành chính cho một công ty Hàn Quốc. Ở công ty em có trường hợp một bạn nhân viên phiên dịch đi làm theo ca, bạn ấy nhận lương cục hàng tháng theo thỏa thuận, ngoài ra đi làm chủ nhật được tính lương theo qui định của pháp luật, còn giờ làm thêm ban ngày và ban đêm bạn ấy không được tính lương, không có phụ cấp đêm như vậy có vi phạm qui định về tiền lương không ạ. Em rất mong nhận được phản hồi sớm từ luật sư. Em xin cảm ơn!

Trả lời tư vấn:

Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012 về tiền lương làm thêm giờ. Cụ thể:

Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

Như vậy, người lao động làm thêm giờ thì doanh nghiệp có trách nhiệm tính và thanh toán tiền lương làm thêm giờ cho họ. Theo đó, việc công ty bạn không tính tiền lương làm thêm giờ và tính phụ cấp là trái với quy định pháp luật. Với hành vi vi phạm trên thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo Khoản 3 Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động:

Điều 13. Vi phạm quy định về tiền lương

3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật lao động; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động; khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định tại Điều 101 của Bộ luật lao động; trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả đủ tiền lương cho người lao động theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;

b) Buộc trả khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây