Quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng

0
1201

Chấm dứt hợp đồng lao động là sự kiện người lao động chấm dứt làm việc cho người sử dụng lao động do hợp đồng lao động đương nhiên chấm dứt, do người lao động bị sa thải, hoặc do một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn. Khi đó, quyền lợi của người lao động được quy định thế nào?

Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Chấm dứt hợp đồng lao động là gì?

Chấm dứt hợp đồng lao động là sự kiện người lao động chấm dứt làm việc cho người sử dụng lao động do hợp đồng lao động đương nhiên chấm dứt, do người lao động bị sa thải, hoặc do một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại Điều 34 Bộ luật lao động năm 2019 bao gồm: Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này; Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động; Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết; Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật; Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải; Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này; Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này; Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này; Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này; Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

Quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng

Hiện nay, vấn đề về việc chấm dứt hợp đồng lao động và quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tùy theo từng trường hợp, theo đó:

Trường hợp 1: Hợp đồng lao động chấm dứt do hai bên thỏa thuận

Trường hợp này, quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động được xác định như sau:

Được thanh toán các khoản có liên quan đến quyền lợi của người lao động như quyết định nghỉ việc, tiền lương…

Được người sử dụng lao động hoàn tất thủ tục xác nhận (chốt sổ) và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ của người lao động mà người sử dụng đang giữ.

Ngoài ra, khi người lao động đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên thì người lao động vẫn có quyền yêu cầu người sử dụng lao động chi trả cho mình một khoản tiền trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 Bộ luật lao động năm 2019.

Trường hợp 2: Hợp đồng lao động chấm dứt do một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật thì người lao động vẫn được thanh toán về tiền lương, được trả sổ bảo hiểm và các quyền lợi khác và đồng thời được chi trả trợ cấp thôi việc.

Trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì theo Điều 41 Bộ luật lao động năm 2019 người lao động có những quyền lợi sau:

Được nhận trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.

Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.

Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

Trong trường hợp người lao động là người đơn phương chấm dứt hợp đồng, nếu trái pháp luật thì sẽ không được trợ cấp thôi việc; Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước; Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo.

Như vậy, đối với mỗi trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động sẽ có những quyền lợi khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản trong mọi trường hợp, người lao động đều được quyền nhận đủ tiền lương, được nhận lại sổ bảo hiểm xã hội và các giấy tờ có liên quan mà người sử dụng đã tạm giữ của họ. Ngoài những quyền lợi này thì việc được có được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, hay tiền bồi thường từ người sử dụng lao động hay không hoàn toàn phụ thuộc vào từng trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động, phụ thuộc vào việc chấm dứt hợp đồng có đúng pháp luật hay không. Người lao động cần căn cứ vào từng trường hợp để xác định cụ thể.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây