Thời hạn của giấy phép lao động có phụ thuộc vào yếu tố nào?

0
1349
Thời hạn của giấy phép lao động có phụ thuộc
vào yếu tố nào? Người nước ngoài lao động và làm việc tại việt Nam.


Tóm tắt câu hỏi:

Thưa luật sư cho con hỏi ạ? những giấy tạm trú
đã đăng ký cho người nước ngoài tại địa phương có cần nộp lên 1 bản ở phòng xuất nhập cảnh
tỉnh không ạ ? và thời hạn của giấy phép lao động dựa tối đa 2 năm là có dựa vào thời hanh của
visa hay hộ chiếu không ạ ?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

– Căn cứ Điều 33 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá
cảnh, cư trú của người  nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 về khai báo cư
trú:

Điều 33. Khai báo tạm
trú

1. Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam
phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú
với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu
trú.

2. Người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động
của cơ sở lưu trú có trách nhiệm ghi đầy đủ nội dung mẫu phiếu khai báo tạm trú cho người nước
ngoài và chuyển đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú
trong thời hạn 12 giờ, đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn là 24 giờ kể từ khi người
nước ngoài đến cơ sở lưu trú.

3. Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn phải nối
mạng Internet hoặc mạng máy tính với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài. Cơ sở lưu trú khác có
mạng Internet có thể gửi trực tiếp thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài theo hộp thư
điện tử công khai của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương.

4. Người nước ngoài thay đổi nơi tạm trú hoặc
tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú thì phải khai báo tạm trú theo quy định tại khoản 1
Điều này.

Như vậy, trường hợp người nước ngoài tạm trú
tại Việt Nam nếu đã có thẻ tạm trú thì chỉ cần đến công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công
an nơi có cơ sở lưu trú đề khai báo tạm trú. Vậy người nước ngoài không cần phải nộp giấy tạm trú
lên phòng xuất, nhập cảnh.

– Căn cứ vào Điều 173 về thời hạn của giấy phép lao
động và Điều 174 Bộ luật Lao động năm 2012 về các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu
lực:

Điều 173: Thời hạn của giấy phép lao
động 

Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 2
năm.

Điều 174. Các trường hợp giấy phép lao động
hết hiệu lực

1. Giấy phép lao động hết thời
hạn.

2. Chấm dứt hợp đồng lao
động.

3. Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với
nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.

4. Hợp đồng trong lĩnh vực kinh tế, thương mại,
tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế hết thời hạn
hoặc chấm dứt.

5. Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi
cử lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

6. Giấy phép lao động bị thu
hồi.

7. Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam
hoặc tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động.

8. Người lao động là công dân nước ngoài bị phạt
tù giam, chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết, mất tích. 

Căn cứ vào Điều 11 Nghị định 11/2016/NĐ-CP về thời
hạn của giấy phép lao động:

Điều 11: Thời hạn của giấy phép lao
động

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời
hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:

1. Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký
kết;

2. Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động
nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam;

3. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối
tác Việt Nam và nước ngoài;

4. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch
vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;

5. Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch
vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;

6. Thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận
của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp
luật Việt Nam;

7. Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ
cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch
vụ đó;

8. Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động
nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện
thương mại tại Việt Nam.

Theo đó, giấy phép lao động có hiệu lực tối đa là 2
năm  thời han của giấy phép được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp quy định tại
Điều 11 Nghị định 11/2016/NĐ-CP và thời hạn của giấy phép lao động phụ thuộc vào hiệu lực của
giấy phép lao động. Hiệu lưc của giấy phép lao động sẽ hết hiệu lực nếu thuôc vào một trong
các trương hợp quy định tại Điều 175 Bộ luật Lao động năm 2012.

Như vậy, giấy đăng ký tạm trú không cần phải nộp lên
phong xuất nhập cảnh và thời hạn của giấy phép lao động không phụ thuộc vào visa hay hộ
chiếu.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây